Lời tựa
Sách vở của Tam Đại (ba đời: Hạ, Thương, Chu) như thế nào? Gặp ngọn lửa của nhà Tần, nên nay không còn biết! Còn lưu lại chỉ là sách vở từ nhà Hán trở về sau. Nhìn tổng quát những Kinh, Sử, Tử, Tập đều không ngoài hai chữ “Nhân Quả”. Lấy đó làm gương, làm khuôn phép thì phong hóa trong xã hội được thuần khiết (trong sáng, tốt đẹp). Trong phần Tập (một trong bốn phần Kinh, Sử, Tử, Tập) thì có những tiểu thuyết giả sử, tiếp diễn đến nay vẫn thịnh hành và sự phổ cập đến các hàng độc giả, thực ra còn vượt lên trên cả Kinh, Sử. Chỉ có điều chất lượng của tiểu thuyết không đồng đều, nên không được xếp vào văn hiến. Nhưng những loại tiểu thuyết có nhiều loại phức tạp như loại lịch sử, loại phong tục, loại võ hiệp, loại thần quái, loại ngụ ngôn biếm đời, loại tình yêu nam nữ, v.v… Thể loại tuy nhiều, nhưng đều dùng “thiện ác” để khuyên răn đời, lấy đó làm tông chỉ. Do có công năng giúp đỡ cho Kinh, Sử, cho nên các bậc danh nho, học sĩ đều không bài xích nó, nhưng có những chuyện có hư cấu, dùng từ khoa trương quá đáng; cũng có cái vừa phải xác đáng, cho nên có người tin, có người không tin, vì vậy sách Mạnh Tử có lời than: “Tin hết vào sách không bằng không có sách!”, đây là vì ghét sự khoa trương quá đáng. Sách đã như vậy mà lòng người phần nhiều cũng không đồng: có người tin những điều ghi chép trong sách xưa; có người thì tin những lời nói của người nay; có người tin sách không tin người; có người tin người không tin sách; có người tin xưa không tin nay; có người tin nay không tin xưa. Như thế thì chẳng phải đều tin hết, cũng chẳng phải đều chẳng tin hết.
Quyển sách này người biên soạn là người nay, những điều người nay ghi chép là những việc nay. Người nay thì nhiều người quen; việc nay thì nhiều người biết, cho nên chẳng có hư cấu và khoa trương quá đáng, như thế thì sao mà không tin? Nếu tin thì tăng thêm phước đức, làm cho phong hóa xã hội được thuần khiết (trong sáng, tốt đẹp). Tác phẩm ghi lại những chuyện nhân quả này được viết ra là vì người có lòng tin, cũng làm ra là vì người chưa có lòng tin. Người chưa có lòng tin hiện nay chưa chắc sau này không tin, cho nên tác phẩm được viết ra cũng không uổng phí vậy.
Có người bảo: “Cái nhân quả mà ngài nói, tôi không dám bác, nhưng những chuyện cảm ứng ghi ở đây, không khỏi đáng nghi?”. Ôi, nhân quả là hiện tướng của Sự; cảm ứng là động thái của Lý. Sự và Lý, Động và Hiện nếu có thể tách làm hai, thì làm gì có nhân quả? Lại có người nạn vấn rằng: “Nhân quả, Kinh, Sử đã nói rõ rồi, cần chi đến những chuyện cảm ứng này?”. Đáp: “Ông không nghe việc phương tiện khéo léo trong kinh Pháp Hoa sao? Thuyết pháp thì hàng trung căn, hạn căn không khế ngộ; thuyết thí dụ thì hàng thượng căn trung căn đều nghe; thuyết nhân duyên thì ba căn đều thông suốt, mà quyển sách này đã giúp thêm được cho Kinh, Sử, thế há chẳng tốt hơn sao?”. Như ai thực sự tin được điều này, mới có thể thấy được chỗ thâm áo của Kinh, Sử.
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 58,
Cuối Xuân năm Kỷ Dậu
Lý Bính Nam ghi
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:44 sáng
26. NHÀNH DƯƠNG RẢI VÀO THÂN, CÁI ĐAU Ở NGỰC LIỀN TIÊU
“Thiên xứ sở cầu thiên xứ ứng” (ngàn nơi cầu thì ứng hiện ngàn nơi). Đây là việc xảy ra trong tháng 5 năm Dân quốc thứ 49. Cô Trần A Quyên ở số 4 hẻm Tân Lịch thôn Tứ Đức ở Vụ Phong, năm ba mươi tám tuổi vào tháng 5, bộ ngực bên trái phát đau và xương sườn khắp người đau nhừ hết, đau đến nói không nổi. Nhứt là điều khiến cho cô lo rầu hơn hết là: Nhà kế bên có cô gái năm kia cũng mắc phải chứng bệnh quái ác “nhũ cao” (sưng vú) này mà đến nỗi phải chết, nghe nói chứng bệnh này còn ghê gớm hơn cả chứng ung thư vú nữa. Nhìn thấy một bầy con cái trước mắt, nếu như không khỏi, về tương lai thật là không thể tưởng tượng được! Mặc dù đã trải qua rất nhiều tay Đông Tây y nổi tiếng trị liệu, nhưng không hiệu quả, trái lại càng ngày càng nặng. Về sau bộ ngực bên trái đã sưng trướng lên hơn cả thước (thước Tàu), ngay cả cánh tay trái cũng không còn nhúc nhích được, áo chỉ có thể mặc bên tay phải thôi!
Một hôm lúc A Quyên lại đang muốn đi tìm thầy thuốc, đi ngang qua đường Trung Chánh, bỗng nhiên gặp gỡ bạn cũ Trần Giang Đào, nước mắt đoanh tròng kể ra nỗi thống khổ của chứng bệnh quái ác mà mình phải chịu này. Trần Giang Đào vừa nghe cũng thương và tội nghiệp cho cảnh ngộ của cô ta, liền nói: “Chị A Quyên không nên khóc, khóc hại người, sức khoẻ càng không tốt. Phật, Bồ Tát là bậc từ bi nhất, chi bằng theo tôi đến cơ sở hoằng pháp lạy Phật, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát phò hộ cho, chỉ cần thành tâm sám hối, thành khẩn xưng niệm “Cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” nhất định bình an hồi phục mạnh khỏe”. A Quyên đang cần người đến giúp đỡ, vừa nghĩ đến Đông Tây y đều bó tay hết, nên cũng liền miệng bằng lòng đi đến cơ sở hoằng pháp ở Vụ Phong.
Các vị liên hữu sau khi nghe A Quyên nói rõ mục đích đến, ai cũng đều nói: “Cô phải cố gắng niệm Phật, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát”. Đồng thời lại cầu nước đại bi chú cho cô ta uống, và tặng cho cô ta tượng Tây phương Tam Thánh, dạy cô ta phương pháp lễ bái, niệm Phật sớm tối.
A Quyên từ sau lần lễ bái này, về mặt tinh thần có được chỗ dựa rất lớn, không còn giống như hồi trước, suốt ngày âu sầu khổ não, hiện giờ lúc nào cũng hết sức niệm Phật, lại niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, tự suy nghĩ nếu như bệnh này có thể hết thì tốt, còn như nếu không hết, thì cũng nhất tâm nhất ý cầu sanh Tây phương Cực Lạc thế giới. Cứ thế trải qua mười mấy ngày, có một đêm nọ trong mộng thấy Quán Thế Âm Bồ Tát áo trắng, tay phải cầm nhành dương, tay trái cầm tịnh bình, lấy nước nhành dương rải khắp người cô ta, vừa tỉnh dậy cảm thấy thân thể nhẹ nhàng thoải mái, khắp người mát mẻ. Về sau trong một tuần, mỗi ngày có mấy lần thân thể bỗng nhiên mát mẻ như mới tắm ra, chứng bệnh đau vú càng ngày càng bớt, không đầy một tháng thì khỏi hẳn.
Cảm ứng của Phật, Bồ Tát thật là không thể nghĩ bàn, việc này còn chưa được tính là hiếm lạ, những chuyện hiếm lạ còn ở phía sau.
Sau khi A Quyên hết bệnh, khoảng hai tháng cũng là lúc nạn lụt bát nhất (ngày 1 tháng 8) đến, ngôi nhà nhỏ trong làng nơi ở của A Quyên bị nước ngập mấy thước (thước Tàu), A Quyên vẫn cứ toàn tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cầu nguyện gia bị, bỗng nhiên có người nói với cô ta: “Ruộng dưa của chúng ta bị nước ngập ba, bốn thước, tất cả dưa đã chín sắp thâu hoạch, nhứt định bị nước lớn cuốn mất hết!”. A Quyên nghe nói bất giác khóc to lên, do vì mồ hôi nước mắt suốt nửa năm đổ vào ruộng dưa, nếu như bị nước cuốn đi thì tình hình quá nghiêm trọng rồi! A Quyên mặc dầu lo rầu nhưng cũng không có cách gì, chỉ còn biết thắp hương bạch lên cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn cho nhà cửa không bị sập, dưa không bị cuốn trôi.
Trải qua một ngày một đêm, nước dần rút hết, A Quyên lo cho ruộng dưa của mình, nên mặt mày âu sầu vừa chạy vừa niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, đến ruộng dưa xem thì thấy dưa đầy đất, chẳng những không bị trôi mất, mà còn không biết từ đâu trôi đến chồng chất rất nhiều dưa, lại còn có rất nhiều cây tạp trôi lại nữa! vây quanh ruộng dưa lại, qua hai ngày sau hai mẹ con của A Quyên ra gánh những cây tạp về để làm củi, gánh suốt ngày còn chưa gánh hết.
Câu chuyện thật trên đây là vào ngày giảng kinh ở cơ sở hoằng pháp ngày 19 tháng 9 năm ngoái, cũng là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo, mấy trăm liên hữu tụ tập lại một nhà, A Quyên cảm tạ sâu sắc lòng đại từ đại bi của Phật, Bồ Tát, tức thời đứng dậy hướng về đại chúng nói ra câu chuyện cảm ứng của chính cô ta. Lúc đó còn có bảy, tám vị liên hữu ở Đài Trung nữa. Cô ta khuyên mọi người nên niệm nhiều Thánh hiệu A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:44 sáng
27. ĐỨC DI ĐÀ TIẾP DẪN, CẢ NHÀ ÁNH HÀO QUANG KIM SẮC
Đức Phật A Di Đà, quang minh vô lượng, chiếu mười phương cõi, không gì chướng ngại được. Đây là một sự thật đích xác một trăm phần trăm. Bây giờ đơn cử ra đây một chuyện lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn để chứng minh khiến cho chúng sanh khổ não trong cõi ngũ trược ác thế, nghiệp chướng sâu nặng này tin sâu không còn nghi ngờ nữa để niệm Phật cầu sanh Tây phương Cực Lạc Thế giới.
Cư sĩ Lý A Minh vào năm Dân quốc thứ 52, bốn mươi tám tuổi, ở thôn Bắc Cấu, làng Vụ Phong, nhà có mẹ già, vợ, năm con trai, bốn con gái. Pháp danh anh ta là Khoan An, là đoàn trưởng đoàn niệm Phật của cơ sở hoằng pháp Vụ Phong Liên xã Đài Trung. Những khi Bính công ân sư giảng kinh, ngày thứ tư anh đều đi dầu cho có mưa gió thế nào đi nữa, anh vẫn chạy chiếc xe đạp đến nghe kinh. Do đó có thể thấy tinh thần cầu pháp nhiệt tâm này của anh ta, thật là khiến cho người khâm phục, mọi người đều gọi anh ta là “huynh A Minh”
Nhưng mà mạng người vô thường, vạn pháp vô thường, huynh A Minh bỗng nhiên mắc chứng bệnh bất trị, tự biết bệnh nặng hết phương cứu chữa nên một tháng trước, anh đã kêu vợ lại dặn dò hậu sự: phải hiếu thuận với mẹ, dạy dỗ con cái; những việc lớn nhỏ v.v… đã dặn dò xong, tự mình lên trên núi ở Bắc Cấu, ở nhờ nhà người chị để dưỡng bệnh.
Người chị của huynh A Minh và hai người cháu gái: cô Chơn và cô Phụng đều là tín đồ thuần thành của cơ sở hoằng pháp, cho nên hầu hạ cho cậu các việc ăn uống thuốc thang, săn sóc bệnh… thật là châu đáo, từng ly, từng tí cũng như chính bản thân mình không khác. Mỗi ngày ngoài thời khóa tụng sớm tối ra, đều là chí tâm niệm Phật hồi hướng cho cậu, được tiêu trừ những tội nghiệp trong các đời trước. Nhưng mà lý do của huynh A Minh ở dưỡng bệnh ở nhà của chị là vì để có thể buông bỏ vạn duyên, nhứt tâm niệm Phật cầu sanh Tây phương, vì ở nhà thì e rằng mẹ già, vợ, con lúc anh sắp lâm chung trong khoảnh khắc gào khóc kêu la làm nhiễu loạn, mất đi chánh niệm, thì không thể vãng sanh Tây phương, cho nên mới lên trên núi, đi nhờ hai đứa cháu gái hiền. Nhưng lúc lâm chung cũng như chiến trường, người nuôi bệnh vừa hơi không cẩn thận thì bệnh nhân liền có khả năng bị ma dắt đi. Huynh A Minh bốn ngày trước khi vãng sanh, bệnh trạng biến đổi rất xấu, thần trí hôn trầm, tay chân múa lung tung. Cô Chơn thấy cảnh giới không bình thường, liền ở bên giường to tiếng niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật và nói với cậu mình rằng: “Nếu Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, mới có thể đi theo ngài, ngoài Phật A Di Đà ra, bất cứ người nào đều không thể đi theo họ”, tiếp theo lại niệm Phật hai giờ nữa, huynh A Minh liền tỉnh táo lại, không còn hôn mê nữa, qua ngày sau, bà mẹ già tám mươi tuổi của anh ta liền thuê một chiếc kiệu lên núi thăm anh.
Mới đầu dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên, muốn A Minh ngồi kiệu về nhà, huynh A Minh không chịu về nhà, mẹ anh liền dùng đến cách khóc la, anh cũng không chịu về! Cuối cùng bà dùng những tiếng ác ngữ để cưỡng bức, huynh A Minh liền nói: “Má à! Má tự ngồi kiệu về nhà đi, con ba ngày nữa bệnh sẽ khỏi, con không cần ngồi kiệu đâu, tự con biết về nhà mà”. Mẹ anh ta không còn cách nào, đành một mình quay về nhà. Xem ra điểm này cũng hình như là ma quỷ xui khiến mẹ anh ta đến ép anh ta về nhà.
Chánh niệm của huynh A Minh thật phân minh, có thể nói là đã chiến thắng được ma, lại có thể biết trước thời khắc đến, qua tiếp ba ngày nữa chính là mồng 7 tháng 6 âm lịch, tối hôm đó Sở trưởng (cơ sở hoằng pháp gọi là Bố giáo sở. Vị Sở trưởng này là trưởng ban của cơ sở hoằng pháp), cư sĩ Hoàng Hỏa Triều và cư sĩ Triệu Đàm Thuyên từ Đài Trung đến trên núi thăm bệnh, an ủi các thứ, lúc đó rất là vui, nói chuyện cả một tiếng đồng hồ, lúc chia tay còn nói là muốn đưa sở trưởng xuống núi. Đến giữa trưa anh nói với người chị rằng: “Tại sao trời đất tối đen, giống như sắp mưa vậy?”. Cô Chơn cùng mẹ và em gái ở bên giường bắt đầu trợ niệm, chỉ niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật, niệm khoảng hơn hai giờ, cô Chơn liền hỏi: “Cậu à! Bây giờ có còn trời đất tối đen nữa không?”. Huynh A Minh liền đáp: “Bây giờ không còn trời đất tối đen nữa rồi, chỉ thấy ánh sáng rực rỡ”.
Cô Chơn liền hiểu rõ Phật lực không thể nghĩ bàn, tiếp tục trợ niệm không gián đoạn, các vị liên hữu trong cơ sở hoằng pháp đều nhanh chóng đến tham gia trợ niệm, chờ đến 3 giờ rưỡi chiều bỗng nhiên một đạo hào quang ánh vàng rực rỡ chiếu xuống, trong khoảnh khắc đầy nhà ánh sáng vàng sáng rỡ. Lúc đó cô Chơn gọi lớn: “Cậu à! Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn cậu đấy, cậu nhanh chóng đi theo ngài đi!”. Huynh A Minh thở gấp một hơi, liền nương hào quang của Phật tiếp dẫn, an tường mà đi. Từ đây biển khổ Ta Bà bớt đi một chúng sanh phiền não, ao báu ở Cực Lạc tăng thêm một vị hành giả thanh tịnh.
Câu chuyện thật trên đây là thứ ba, ngày giảng kinh định kỳ ở cơ sở hoàng pháp, chị em cô Chơn đến nghe kinh nói với tôi. Thật là “không cần đến ba A tăng kỳ kiếp tu phước huệ, chỉ dùng sáu chữ mà vượt ra khỏi tam giới”. Xin khuyên các vị độc giả hãy chí tâm niệm “Nam mô A Di Đà Phật” nhiều vào.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:45 sáng
28. CON KHỈ SẮP BỊ GIẾT ĐƯỢC CHUỘC MẠNG BIẾT LẠY PHẬT
Trên đây đã nói kỳ tích của cư sĩ A Minh, lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn vãng sanh, có thể chứng minh tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chúng sanh nếu chịu vâng làm theo lời dạy, tinh tấn không có giải đãi, thì có thể thành tựu được đạo nghiệp, nhưng cái điều quan trọng nhất còn cần phải có sự trợ duyên của thiện tri thức. Huynh A Minh nếu chẳng có sự dẫn dắt của cô Chơn và cô Phụng, khiến không mất chánh niệm, chưa chắc có thể vãng sanh. Do đây có thể thấy thiện tri thức là điều quan trọng vô cùng.
Nói đến hai chị em cô Chơn và cô Phụng, chẳng những từ bi thân thiết đối với loài người, ngay đối với loài động vật không chân, bốn chân… cho đến các loại quỷ, cô hồn, đều có thể phương tiện khéo léo giúp cho, tế độ. Dưới đây sẽ cử ra vài chuyện để làm chứng minh.
Vào một ngày hôm trước tiết Đông chí sáu năm trước, cô Chơn đang ở bên chợ, nhìn thấy một đám người đông vây quanh, trong đó có người lớn tiếng rao: “Thịt khỉ là món ăn bổ nhất cho tối nay, mời tất cả nhanh chóng đến mua, thịt mới làm, rất tươi ngon đây!”, những người bên ngoài nhìn xem nhiều người nói “tội nghiệp”. Lòng từ bi của cô Chơn tự nhiên phát khởi, nhìn vào chỉ thấy ở trong lồng dây kẽm có bốn con khỉ, ba con đã bị chế nước sôi lên trên mình, tự nó vừa vuột lông vừa kêu khóc, kêu khóc đến rất là thê thảm! Lông nó bị tự nó vuột ra hết rồi vẫn còn chưa chết, người bán thịt khỉ kia bèn dùng con dao nhọn bén đâm vào cổ con khỉ, máu tươi phún ra, trong chớp mắt anh ta chặt ra từng miếng, từng miếng, mọi người tranh nhau mua.
Nhìn lại lần nữa con khỉ chưa chịu tội kia, chính mắt nhìn thấy đồng bọn chết thê thảm như thế, nó hãi sợ đến nỗi hai tay ôm đầu, “chít chít” kêu thảm, bộ dạng như đang cầu người giải cứu. Cô Chơn mắt nhìn thấy cảnh này, cảm thấy tàn nhẫn thái quá, liền hỏi người chủ con khỉ: “Cái con còn sống kia cần bán bao nhiêu tiền? Tôi muốn mua để phóng sinh”, người kia nói: “Một trăm đồng, do vì cô muốn mua để phóng sinh, tính rẻ một chút, nửa giá tiền, 50 đồng bán cho cô được rồi”. Cô Chơn liền móc ra 50 đồng đưa cho anh ta, dùng một sợi dây bện bằng cỏ cột nó lại, bỏ lên phía sau xe đạp của mình để chở nó về nhà. Người bán khỉ kia liền nói “Con khỉ này hung dữ lắm, vừa mạnh vừa dữ, cô phải dùng một sợi dây xích, chớ dùng dây cỏ bện này nó sẽ chạy mất”. Không ngờ con khỉ này không còn sợ hãi gì hết, nó ngồi trên baga phía sau xe rất là ngoan. Cô Chơn nói với khỉ rằng: “Khỉ à, mày kiếp trước không có tu, mới đọa lạc vào loài súc sanh, súc sanh thì khó tránh khỏi cái chết thảm máu rơi thịt nát! Mục đích tao cứu mày là muốn mày lìa khổ được vui, mày phải ngoan ngoãn theo tao lên núi, để quy y Tam Bảo”.
Cô Phụng là một sư phụ xuất gia giới hạnh trang nghiêm, nghe nói chị giải cứu một con khỉ, rất là hoan hỉ. Lập tức đốt đèn thắp hương lên, quy y Tam Bảo cho nó, đặt tên là Ngộ Không, mở dây ra cho nó và dạy nó cách lạy năm vóc sát đất, để cho nó được tự do tự tại, chạy đi cũng được, không chạy thì nuôi cũng được. Ai ngờ khỉ dầu súc sanh, lại biết ân báo ân, không có chạy vào rừng sâu sống nữa, mỗi ngày lúc thời khóa sớm tối đều đi theo chủ nhân, lạy Phật năm vóc sát đất, khi người ta niệm Phật trong miệng nó cũng lẩm bẩm như có nói và niệm theo “Phật, Phật, Phật…” không ngừng. Khóa tụng xong, nó đều nhất định đến vườn trái cây, leo lên một cây cao nhất, nhìn khắp bốn phía coi có ai đến trộm trái cây không? Nếu như bị nó nhìn thấy, nó liền chạy đến nắm chặt, làm dữ không có buông, mãi đến khi ăn trộm bỏ trái cây xuống nó mới buông ra. Ngộ Không hằng ngày đều đi canh gác như vậy mấy lần.
Có một hôm ba mẹ con (cô Chơn, mẹ và em gái) đi làm cỏ trong vườn, bỗng nhiên nghe tiếng khánh tiếng mõ vang lên không ngớt, ba người cảm thấy rất kỳ lạ, cho là có khách từ xa lại, cho nên đánh mõ đánh khánh lên để gọi người về nhà, ba người liền nhanh chóng về nhà để xem, không ngờ là Ngộ Không đang ngồi ngay ngắn trên bàn Phật, một tay cầm dùi khánh, một tay cầm dùi mỏ, đánh qua đánh lại, đang đánh rất hăng, chủ nhân vừa giận vừa mắc cười kêu lên một tiếng “Ngộ Không xuống đây quỳ hương”. Ngộ Không lập tức nhảy xuống quỳ trên đất. Cô Chơn đốt một cây nhang, bảo Ngộ Không cầm lấy nói với nó: “Ngộâ Không, bây giờ phạt mày quỳ hương, do vì mày ngồi trên bàn Phật, vậy là vô lễ với Phật, nhất định phải sám hối với Phật, từ đây về sau không được ngồi trên bàn Phật, đánh những pháp khí lung tung. Chờ cây nhang này cháy hết mới được đứng dậy”. Ngộ Không nghe lời, quỳ mãi đến cây nhang cháy hết mới đứng dậy. Nhưng chưa được mấy ngày, lúc các chủ nhơn đến làm cỏ trong vườn lại nghe tiếng đánh chuông, mọi người vừa nghe liền biết là Ngộ Không lại nghịch phá, về nhà xem thì thấy Ngộ Không đứng trên ghế, một tay đánh chuông, một tay đánh trống. Lần này chủ nhơn kêu cũng không xuống, trong miệng của Ngộ Không kêu khẹt khẹt bày tỏ cái dáng bộ rất bất mãn, ý muốn nói: tôi lần trước ngồi trên bàn Phật đánh mõ đánh khánh, mấy người nói là không được, không có cung kính đối với Phật, bây giờ tôi ngồi trên ghế đánh chuông trống, lẽ nào cũng không được? Cô Chơn hiểu tâm lý của nó, liền lại nói với nó rằng: “Ngộ Không, mày hôm nay vẫn là phạm tội bất kính, đây là những pháp khí ở trước Phật là những thứ không thể đánh lung tung bậy bạ được, về sau không cho mày đánh một thứ pháp khí nào nữa. Lại đây! Lại đây quỳ hương tiếp!”. Nhưng lần này quỳ không bao lâu, nó liền bẻ gãy cây nhang rồi đứng dậy bỏ đi.
Chúng sanh từ vô lượng kiếp lại đây, điều khó tiêu trừ nhất là tập khí tham muốn, Ngộ Không cũng thế, mắt nhìn thấy những trái bắp trên ruộng của nhà hàng xóm (tục gọi là lúa nước phiên), từng cây từng cây lúc chín quằn xuống ba thước (thước Tàu), đợi buổi trưa lúc người ta nghỉ, qua hái bắp của người ta lặt ra từng hột từng hột, có trái chín rồi, có trái chưa chín, rải đầy đất khiến cho người ta cười dở khóc dở, nhưng mà bắp Ngộ Không hái đi cũng chỉ có hai trái. Cô Chơn vì việc này phải xin lỗi nhà hàng xóm và bồi thường tổn thất cho người ta. Cô Chơn rất là thông cảm cho Ngộ Không, nhưng cũng phải lên lớp dạy bảo cho nó một trận đàng hoàng.
Lại có một lần Ngộ Không nghịch phá đến mức quá lớn làm cho người ta ai nấy thấp thỏm không yên, sợ đến mức toát mồ hôi lạnh cả người! Nguyên là nhà của cô Chơn và của hàng xóm đều là nhà tranh, có một hôm Ngộ Không lấy được một cái hộp quẹt cây, nó phóc lên trên giữa nóc nhà, mở hộp quẹt ra, quẹt lên một cây, nhìn thấy ngọn lửa, dùng miệng thổi lửa nó rất là khoái, quẹt từng cây, từng cây như thế rồi dùng miệng thổi, nó chơi rất là thích thú, nhưng lại khiến cho người ta nhìn thấy ai nấy đều thót tim hết, cô Chơn và cô Phụng kêu thế nào nó cũng không xuống, mãi đến khi nó quẹt hết hộp quẹt mới thôi. Nhưng hành vi nghịch lửa lần này của Ngộ Không do vì cái tính nguy hiểm quá lớn, khiến cho bà con hàng xóm rất là bất mãn, không trừ nó đi không được, việc này khiến cho chủ nhơn rất là mệt óc, không biết như thế nào mới tốt (?)
Chị em cô Chơn nghĩ tới nghĩ lui: muốn thả nó vào rừng sâu, nhưng mà nghĩ nhớ nó đã trồng sâu căn lành, biết lạy Phật với năm vóc sát đất, còn biết kêu sư phụ, lại ăn chay, có một lần người ta cầm đồ ăn mặn đưa cho nó ăn, nó cầm lấy dùng mũi ngửi ngửi, liền quăng đi không ăn. Do những việc này nên không nỡ đuổi nó vào rừng sâu, bèn nhớ đến sư phụ ở Vụ Phong, chi bằng dẫn nó đi gởi cho sư phụ, hay là tặng cho sư phụ luôn cũng được. Thế là liền mua một sợi dây xích dài, đưa Ngộ Không đi đến đó, cột nó dưới cây trước cửa. Nào ngờ Ngộ Không không chịu như thế, trọn dùng tuyệt thực để bày tỏ phản kháng, ngày ba bữa không ăn bất cứ thứ gì, suốt ngày chỉ kêu khóc không nghỉ. Cô Chơn đã rời Ngộ Không bảy, tám ngày, cho là Ngô Không đã thay đổi được hoàn cảnh mới, chắc đã quen rồi, liền nhín chút thời gian rảnh đi thăm nó, Ngộ Không vừa nhìn thấy chủ nhơn, liền nắm chặt không buông, chết cũng không chịu rời, cô Chơn mắt nhìn thấy Ngộ Không ốm đói quá như thế, cuối cùng không nỡ lòng để Ngộ Không tiếp tục ở lại đó, lúc sắp dắt nó về núi, cô Chơn bèn nói với nó rằng: “Mày ở đây làm huyên náo các thầy, bây giờ sắp về nhà, mày phải đến đảnh lễ các thầy cám ơn”. Nói cũng kỳ lạ! Ngộ Không thật là có linh tánh, và biết phân biệt ai là trụ trì, ai là đương gia, nó tự chạy đến trước thầy trụ trì, trước hành lễ năm vóc sát đất, đảnh lễ ba lạy, rồi chạy đến trước thầy đương gia cũng hành lễ năm vóc sát đất, đảnh lễ một lạy, còn các thầy khác thì nó chỉ bắt tay, không có lạy năm vóc sát đất nữa. Ngộ Không rốt cuộc lại do cô Chơn dùng xe đạp chở về nhà, đi được nửa đường, tự nó nhảy phóc xuống, chạy về nhà. Cô Chơn về đến nhà thì thấy Ngộ Không đã bưng nồi cơm đặt xuống đất rồi, và nó đang ngồi đó bốc cơm dư trong nồi của buổi trưa ăn sắp hết rồi. Ngộ Không trải qua bài học lần này, dù cho lúc chủ nhơn đi ra ngoài không có ở nhà, cũng không còn nghịch phá tổn hại đến người khác, càng không dám nghịch lửa nữa!…
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:46 sáng
29. CON CHÓ ĐẦY ĐỦ CĂN LÀNH, THEO CHỦ NGHE PHÁP
Lại nói về lúc cư sĩ A Minh còn sống, đã có nuôi một con chó dữ, cư sĩ cũng đã quy y Tam Bảo cho nó. Đây là một con vật rất trung thành với chủ, đã có trồng căn lành. Lúc huynh A Minh ở trên núi dưỡng bệnh (nhà cô Chơn, cô Phụng truyện 27), con chó này mỗi ngày phải đi lại bốn lần từ trên núi xuống Bắc Cấu một đoạn đường dài. Mỗi ngày vào buổi sáng cô Chơn dùng khăn tay bao lại cái đơn thuốc của A Minh đưa cho con chó ngậm lấy đi đến tiệm thuốc bắc ở Bắc Cấu hốt thuốc. Trước đó đương nhiên cô Chơn phải có thỏa ước với chủ tiệm thuốc phải ghi nợ, và việc con chó sẽ đến lấy thuốc, cho nên chủ tiệm coi đơn hốt thuốc xong vẫn cứ dùng khăn tay đó bao gói thuốc lại, đưa cho con chó ngậm quay trở về. Trên đường nhất định phải đi qua một khe nước lớn, có lúc nước trong suối vừa lớn vừa chảy mạnh, con chó do vì miệng ngậm gói thuốc, sợ thuốc bị ướt, nó ngẩng đầu cao lên trời lội qua, về nhà để gói thuốc xuống, chủ nhơn xem, quả nhiên không có ướt một chút nào hết.
Trưa mỗi ngày huynh A Minh đều phải tắm và thay đồ. Đồ dơ thay ra cô Chơn vẫn dùng cái khăn gói lại, dặn dò con chó ngậm chạy về nhà ở Bắc Cấu đưa cho vợ của huynh A Minh, vợ huynh A Minh sau khi giặt sạch đồ xong, gói lại như cũ đưa cho con chó ngậm quay về trên núi, nhưng buổi trưa lúc quay về con chó nhất định phải tắm một lần trong dòng suối trong mát, con chó thông minh tha bao đồ lựa một hòn đá sạch và không ướt để xuống, rồi tự mình nhảy xuống nước tắm, tắm xong lại ngậm bao đồ về trên núi. Trong mấy tháng huynh A Minh dưỡng bệnh, ngày nào cũng như thế, đi, về bốn lần, so với mướn người giúp việc còn tiện lợi và biết nghe lời hơn.
Con chó dữ này cũng có căn lành rất lớn, ưa thích nghe Phật pháp. Lúc đó, cô Chơn mỗi tối chủ nhựt đều đến cơ sở hoằng pháp nghe kinh, con chó dữ này thường đi theo cô, nó ngồi một góc trong đại điện, chỗ gần với vị giảng sư, bộ dạng của nó còn thành khẩn hơn con người, ánh mắt long lanh, yên lặng nghe pháp, không có loạn động một chút nào hết; mỗi lần nghe kinh xong đều không cho cô Chơn nói chuyện với người nào hết, cứ nhảy lên muốn đi ra. Ra khỏi cửa lớn liền phóng chạy nhanh đến nơi cách điện Phật rất xa, nó mới đi tiểu, đi tiểu xong thì không có chạy nữa, đi chậm chậm theo chủ. Có thể thấy con chó này cũng biết nơi điện Phật trang nghiêm thanh tịnh, không dám mặc ý tiểu bậy, làm ô uế đạo tràng, thật là ít có, khó được. Đáng tiếc đời người vô thường, sau khi huynh A Minh vãng sanh, con chó dữ vừa thông minh vừa đầy đủ căn lành này cũng đau buồn không thể tả, thật đúng như tục ngữ nói “như chó nhà đám tang” suốt ngày gục đầu tiu nghỉu, mất đi vẻ lanh lợi thường ngày. Đợi đám tang chôn cất xong, con chó đáng thương này đi đâu mất không biết. Hai chuyện trên đây là sự thật của động vật bốn chân, nhờ duyên của Phật mà hun đúc nên.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:46 sáng
30. KHÓA TỤNG SỚM TỐI, RẮN ĐẾN NGHE
Có một lần cô Chơn đi ra ngoài có công việc, trên đường trở về nhà nhìn thấy một người bắt rắn, vai mang hai túi vải, ở trong đựng hai con rắn. Cô Chơn vừa thấy liền hỏi anh ta bắt ở đâu, anh bắt rắn đó mới trả lời với cô Chơn, thì ra là bắt được gần bên nhà cô Chơn. Cô Chơn nói “Hai con rắn này là của tôi nuôi, anh phải trả cho tôi”. Người bắt rắn đó làm sao chịu trả, anh ta nói: “Lạ chưa! Tôi bắt rắn đã mấy chục năm, từ nào tới giờ chưa nghe người nào trên núi nuôi rắn, cô nuôi rắn làm cái gì?”. Cô Chơn nói với anh ta: “Chúng tôi sáng tối lên khóa lễ tụng kinh, hai con rắn này đều đến nghe, nếu có cơm thì cho nó ăn cơm, như thế đã mấy năm rồi, thôi bây giờ tôi đưa cho anh 30 đồng, mau thả nó ra đi”, anh chàng bắt rắn vẫn không chịu, nói: “Không được! không được, 30 đồng dùng được cái gì? Da hai con rắn đáng bao nhiêu rồi, hai cái gan của nó cũng được mấy chục đồng, thịt rắn lại là món người ta tranh nhau mua!”. Cô Chơn lúc đó nói to tiếng rằng “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, thật đáng thương thay!”. Nào ngờ ngay lúc đó, hai con rắn kia đang ở trong túi vải nghe được tiếng niệm Phật của cô Chơn, ở trong túi vải quẩy động mãi không thôi, dùng hết sức công phá muốn chun ra, anh chàng bắt rắn kia cũng không còn cách nào tiếp tục mang nó đi!… liền nhận 30 đồng của cô Chơn và hỏi muốn thả ở đâu? Cô Chơn bảo anh ta thả ngay đây được rồi. Anh ta mở túi ra, hai con rắn đó vui mừng bò về hướng núi. Tất cả loài động vật vốn dĩ không có loài nào không tham sống sợ chết, hai con rắn kia sau khi trải qua lần sợ hãi này, ban ngày hết dám bò ra nữa. Sự thật chính là chứng minh: rắn, người ta rất sợ mà cũng biết thích nghe người ta tụng niệm nhờ đó mà được cứu, khỏi tai nạn chết thảm bị người ta lột da rút gân, máu rơi thịt nát!
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:47 sáng
31. CÔ HỒN CÓ TÁNH LINH THEO NGƯỜI NGHE KINH
Lại nói một chuyện về cô Chơn. Cô Chơn tâm địa quang minh chính đại. Tục ngữ nói “Tâm chánh không sợ tà”.
Vào hạ tuần tháng 8 bảy năm trước, một buổi tối cô Chơn chạy chiếc xe đạp muốn đến Vụ Phong nghe kinh. Nửa đường đang chạy thì thấy xa xa có một người to lớn mặc đồ đen, chặn ngay giữa đường không đi. Cô Chơn cũng không sợ, cứ nhắm nó mà đi thẳng tới, lúc đến gần lại biến mất không thấy nữa. Cô Chơn mặc dù lúc đó không sợ, nhưng lông tóc dựng đứng lên hết, trong khoảnh khắc chiếc xe đạp phát ra tiếng nổ lớn rồi nằm im. Cô Chơn nhảy xuống xe, quan sát xem cái xe không có hư gì cả, liền mở miệng mắng rằng: “Ngươi là loại người gì? Ta với ngươi không oán không cừu, ta bây giờ phải đi Vụ Phong nghe kinh, thời gian 7 giờ 30 sắp đến rồi, bản thân nhà ngươi ngu si không biết học Phật, lại còn ở đây quấy phá người ta, tội lỗi rất lớn, muôn năm không được siêu sanh! Hiện nay ở Vụ Phong Bố giáo sở, Khán Trị sư tỷ đang giảng Kinh Địa Tạng, nhà ngươi ngoan ngoãn đi theo ta nghe kinh, cũng có thể khai phát được trí huệ, lìa khổ được vui”.
Cô Chơn sau khi nói xong mấy câu trên, tức thời lên xe. Nói cũng lạ, dường như chiếc xe tự nó chạy được, cũng không dùng chân đạp, xe chạy như bay đến Vụ Phong, thường thì cũng phải hơn 20 phút mới có thể đến, bây giờ chưa đến 10 phút mà đã đến rồi… Cô Chơn liền biết có quỷ hồn cùng đến, xuống xe sắp vào cửa tường liền nói: “Này cô hồn, đã đến Vụ Phong Bố giáo sở rồi, nhà ngươi từ cửa sắt này mà đi vào”. Vào đến đại điện lại nói: “Này cô hồn, bây giờ bắt đầu giảng kinh, nhà ngươi đi theo ta vào bên trong nghe kinh”. Cô Chơn bảo với tôi, từ đó về sau trong mấy năm nay, người đi đường qua lại chỗ đó, không còn thấy gì nữa hết (có lẽ được siêu rồi).
Mấy chuyện ở trên đây đều là chính miệng cô Chơn nói với tôi. Bút giả viết đến đây thật là cảm khái vô lượng, cô Chơn có thể nói là đấng trượng phu trong giới nữ, tinh thần quả là vĩ đại, trí dũng gồm đủ.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:48 sáng
32. MỘT ĐẠO BẠCH QUANG TIẾP DẪN NGƯỜI MẤT
Cư sĩ Lý Thanh Nguyên là ban trưởng ban niệm Phật Trung Chánh ở cơ sở hoằng pháp tại Vụ Phong, ông ta từng là chồng của sư tỷ Hạc, làm tài xế ở cục công lộ. Sư tỷ Hạc từ sau năm 48 biết học Phật, tin sâu niệm Phật, đối với đời người nhiều tai nạn, nhiều nghịch cảnh có thể gặp dữ hóa lành, thường hay khuyên chồng niệm A Di Đà Phật, nhất là lúc tai nạn nguy cấp càng phải cố sức niệm A Di Đà Phật. Ông Lý Thanh Nguyên mặc dù nghe thoáng qua không được hiểu lắm, nhưng có một lần lái xe ban đêm trên đường núi từ Bộ Lý về Đài Trung, tại một cái cua quẹo, xe bỗng dưng bị hư, nhưng kiểm tra thế nào cũng không tìm ra được hư cái gì, những khách ngồi trên xe lăng xăng xuống đi bộ tìm điện thoại kêu taxi lại đi. Chị quản lý xe cũng phải đi thông báo cho cục công lộ phái xe đến chở về, còn lại một mình ông Lý Thanh Nguyên, ngồi trên ghế sau tay lái, trên đường núi trong đêm tối lại không có người ta, một màn đen dầy đặc, lông tóc trên người muốn dựng đứng, trời không lạnh mà muốn run lên! Nghĩ tới nghĩ lui bỗng nhớ lại việc A Hạc vợ ông ta dạy ông ta niệm Phật, tức thời to tiếng niệm lên: “Nam mô A Di Đà Phật”, niệm được mấy chục tiếng, bỗng nhiên chiếc xe có thể chạy lại được rồi, bèn lái xe chạy thẳng đến Đài Trung an nhiên vô sự. Câu chuyện nhờ một câu Thánh hiệu mà được sự cảm ứng không thể nghĩ bàn này là lúc bút giả đến nhà Lý tiên sinh, chính miệng Lý tiên sinh nói với tôi. Lúc đó sư tỷ Hạc cũng nói chen vào: “Còn có một lần nữa từ đầm Nhựt Nguyệt về cũng xảy ra tình trạng giống như thế, nhờ niệm Phật mà thoát được nguy nàn”.
Nhưng mạng người vô thường! Lý Thanh Nguyên tiên sinh, lúc bình thường coi rất là phước tướng, nhưng mắc phải chứng cao huyết áp, bảy năm trước vào đầu tuần tháng tư, do bởi huyết áp quá cao nằm triền miên trong nhà hơn năm, thuốc thang không thấy công hiệu, trong thời gian này ông niệm Phật đến mức tâm chẳng rời Phật, Phật chẳng rời tâm, một hôm mệnh sắp lâm chung, sư tỷ Hạc đến bố giáo sở mời mấy vị liên hữu trợ niệm cho ông. Các vị liên hữu từ sáng sớm luân phiên niệm mãi đến 12 giờ đêm, chỉ thấy người bệnh còn thở thoi thóp có khả năng kéo dài đến sáng mai, bèn ai về nhà nấy nghỉ, ước định ngày mai lại đến tiếp tục trợ niệm, chỉ có sư tỷ Tú và vợ ông cùng với con trai con gái, năm, sáu người vẫn ở lại trợ niệm. Đến hơn 2 giờ khuya, bỗng có một thanh niên quân nhân ở trong tỉnh cùng xin đến trợ niệm, vị thanh niên này được cái tiếng tốt, lại thành khẩn, cùng với sư tỷ Tú, mọi người phấn khởi tinh thần, chánh niệm đến mức có thể nói là “nhứt tâm bất loạn”. Bỗng nhiên mọi người nhìn thấy một vầng sáng tròn trắng, giống như mặt trời từ ngoài cửa lớn bay vào trong nhà. Do vì nhà của sư tỷ Hạc tọa ở hướng Đông quay sang hướng Tây, chính là đối với con đường lớn của đường Trung Chánh ở Vụ Phong cho nên anh thanh niên kia chạy ra xem, cho rằng xe nào mà đậu ngay cửa? Nhưng vào lúc nửa đêm nửa hôm, bốn bề vắng lặng, một màn đen dầy đặc, chỉ thấy một đường ánh sáng từ hư không hướng Tây phóng thẳng vào trong cửa. Anh thanh niên kia vừa thấy cảnh giới không thể nghĩ bàn như thế, không hiểu ra sao, lại quay vào trong xem vừa đúng ngay khoảnh khắc đó, người sắp mạng chung diện mạo tươi vui, thở ra một hơi mạnh bèn cùng với vầng ánh sáng như mặt trời kia đồng thời biến mất, trong nhà tức thời sáng sủa trở lại như thường. Bà vợ của ông ta và con trai, con gái, A Tú, mọi người… đều nhìn thấy kỳ tích Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn này, do đó mà tiếng niệm Phật cứ y nhiên không dứt, cứ niệm mãi đến trời sáng. Các vị liên hữu Trương Thẩm, Bảo Vân ở Bố giáo sở qua ngày hôm sau lại đến trợ niệm, niệm mãi đến hơn 11 giờ trưa, đến sau lúc người mất hết thở 8 tiếng đồng hồ, tiếng niệm Phật mới dứt. Mọi người xúm lại xem tướng lành của người mất còn hảo tướng trang nghiêm hơn lúc còn sống nữa, thử thăm dò đỉnh đầu vẫn còn ấm, thân thể mềm như bông, các vị liên hữu buổi sáng trở lại trợ niệm nghe nói sự việc người mất lúc lâm chung nhờ Phật phóng quang tiếp dẫn, mọi người đều không khỏi một phen đại thất vọng, luôn miệng nói xấu hổ, chưa có thể chính mắt nhìn thấy quang minh của Phật.
Phàm việc gì đều có nhân duyên quả báo, cho nên nhà Phật nói nhân quả là xác thật không sai một mảy nào cả. Chúng ta phải biết sư tỷ A Tú suốt đêm trợ niệm cho ông ta, vốn là vị liên hữu trung thành của Bố giáo sở, nhưng phát tâm niệm Phật cho ông ta như thế, cũng không phải không có nhân duyên.
Cư sĩ Lý Thanh Nguyên khi còn sanh tiền, lúc làm tài xế xe, mỗi sáng sớm lúc đi ngang Thảo Hồ, đều có một đám nam nữ học sinh trèo lên xe muốn đến Đài Trung, những người đến trạm xe không kịp thì cư sĩ Lý Thanh Nguyên thường dừng xe lại để cho đám học sinh đó lên xe. Tâm địa của Lý Thanh Nguyên tốt lành như thế đó là nhân, đến lúc ông mắc bệnh hết chữa, con cái của sư tỷ A Tú nghe nói chú Lý sắp lìa đời, cần người trợ giúp niệm Phật, liền nhớ lại cảnh lúc còn đi học vội vội vàng vàng lên xe và chú Lý thì dừng xe lại, hiện rõ ở trong đầu, thế là liền thúc giục mẹ: “Mẹ à! Nhanh lên đi trợ niệm cho chú Lý. Chú Lý đối với chúng con rất tốt, mẹ nhất định phải niệm đến lúc chú vãng sanh Tây phương mới thôi”.
Nếu như không có sư tỷ A Tú trợ niệm suốt đêm không ngủ đến 2 giờ khuya, thì làm sao cảm ứng đến một thanh niên quân nhân trợ niệm nữa? Nói đến vị thiện nam tử này cũng là một nhân duyên thù thắng không thể nghĩ bàn, anh ta vốn đứng gác ca gác nửa đêm ở trại lính gần đó, trong đêm tối yên tĩnh, bên tai bỗng nhiên nghe một lớp tiếng niệm A Di Đà Phật. Trong hai giờ đứng gác, câu Thánh hiệu thanh tịnh vạn đức trang nghiêm thâm nhập vào trong ruộng thức thứ tám của vị thanh niên quân nhân kia, trong miệng tự nhiên cũng theo đó niệm “A Di Đà Phật” không ngớt, vị thiện nam tử này muốn xem thử là người chân tu nào có được sự dụng công như thế, liền dò theo phương hướng của tiếng niệm Phật đi thẳng đến nhà họ Lý đường Trung Chánh ở Vụ Phong, chỉ thấy cửa mở, có rất nhiều người đang niệm Phật, anh ta liền tự động tham gia trợ niệm. Anh thanh niên này nhất định có căn lành rất lớn, nếu không thì trợ niệm hơn một tiếng đồng hồ làm sao có thể thấy được quang minh của Phật? Tôi lúc đến Bố giáo sở giảng kinh, anh thanh niên này cũng đến nghe, các vị liên hữu vì tôi giới thiệu gặp mặt với anh ta, do vì anh ta giúp đỡ một phàm phu sanh tử đang ở trong biển khổ được Phật thương xót phóng quang tiếp dẫn vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới, khiến tôi vừa thấy, trong lòng vô cùng cảm kích, tặng cho anh ta một xâu chuỗi và mấy quyển sách Phật, sau hơn một tháng anh ta được điều đi nơi khác. Tiếc một điều lúc đó tôi quên hỏi chỗ ở và tên họ của anh ta!
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:48 sáng
33. TRỢ NIỆM CHO NGƯỜI VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG, CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG
Lại nói về một chuyện cười: các vị trong ban kia của Bố giáo sở lúc bấy giờ trợ niệm cho Lý cư sĩ (chuyện trên), chỉ có sai đi 3 tiếng đồng hồ, do vì về nhà trước đi ngủ mà không thấy được việc Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, đều hối hận mãi không thôi. Sau đó mọi người liền ở lại Bố giáo sở bàn bạc: lần sau nếu như lại có người bệnh nặng sắp qua đời, chúng ta nhất định phải đi trợ niệm, muời mấy người đều một lòng một dạ, không thấy quang minh, thề không chịu thôi. Sau khi phát nguyện như thế xong, liền đi tìm kiếm khắp nơi trong làng, chưa được mấy ngày, quả thật tìm được một vị là bà mẹ già tám mươi lăm tuổi của ông Lâm Kim Châu.
Những người vì tâm hiếu kỳ mong muốn thấy được quang minh của Phật này, liền thuyết pháp với con trai và con dâu của bà ta: “Chúng tôi đều là không có điều kiện gì hết, niệm Phật cho mẹ các vị, trợ giúp cho bà vãng sanh Tây phương, không còn lại luân hồi trong lục đạo”. Đồng thời tuyên thuyết niệm Phật tốt thế nào, thế nào… tốn hết một phen mồm mép, người con trai và người con dâu kia mới bằng lòng cho chúng tôi trợ niệm cho bà ta. Phải phân làm hai ban thay phiên nhau trợ niệm, khi ăn cơm cũng thay phiên nhau về nhà ăn, ăn cơm xong lại đến đổi ban niệm. Mọi người vì sợ không thấy được quang minh của Phật, cho nên trước sau không dứt tiếng niệm Phật, niệm mãi một ngày một đêm nhưng người bệnh vẫn cứ thở đều, còn chưa dứt thở. Bà ta có một người con gái lớn ở xa về, thấy người ta niệm Phật cho mẹ mình, không được vui lắm, lại còn nói với cha cô ta rằng: “Niệm Phật làm cái gì? Ngược lại làm nhiễu loạn tâm của má con thôi, kêu họ về đi!”, may mà anh trai và chị dâu của cô ta còn hiểu biết, vội nói: “Không được, không được! Mẹ từ lúc nhờ họ niệm Phật đến giờ, trong lòng đã thanh thản nhiều, không còn khổ não như trước đây nữa!”. Người con gái kia sau đó cũng không còn nói bậy nữa, biết được thành ý của mọi người, trái lại trong lòng bắt đầu biết mang ơn.
Lúc đó đã là cuối năm, nhà nhà đều phải làm bánh Tết, trong các vị trợ niệm có nhà dặn dò con cái hoặc con dâu bỏ không làm bánh Tết nữa mà đến trợ niệm, liên tục niệm bảy ngày bảy đêm, người sắp mạng chung kia mới vãng sanh. Lúc đó mọi người trong miệng thì niệm Phật, còn mắt thì lại đều chú ý xem quang minh của Phật đến. Nhưng kết quả không thấy được gì hết, mọi người lại vô cùng thất vọng. Mặc dù như thế, nhưng cái tâm trợ niệm của mọi người là chân thật ngay thẳng, giúp người thì phải giúp cho đến nơi đến chốn, liền lại niệm thêm 8 tiếng đồng hồ nữa (đúng nghi thức trợ niệm) thăm dò trên đỉnh đầu vẫn còn một chút hơi ấm, sắc diện như sống, thân thể vẫn mềm như bông. Đây cũng chính là tướng lành được vãng sanh Tây phương. Điều không thể nghĩ bàn nhứt là: niệm xong 8 tiếng đồng hồ rồi, con cháu của bà ta mở những chăn mền đắp cho bà ta ra thì thấy hai tay của bà đang chắp ngay ngắn.
Sư tỷ Thẩm (Trương Thẩm, bài trước) nói với tôi: “Con dâu của bà ta thấy chúng tôi niệm Phật cho mẹ chồng của cô ta được thành khẩn như thế, mỗi đêm đều ba lần nấu món điểm tâm mời chúng tôi ăn, mới đầu mọi người không dám ăn, do vì thầy Lý dạy chúng tôi lúc trợ niệm cho người, không được ăn đồ ăn của người ta, ba bữa phải về nhà ăn, cũng không được ăn đồ điểm tâm, do vì người ta đang gặp lúc không may, không nên làm phiền người ta thêm. Nhưng con dâu bà ta với ý tốt nói: “Thời tiết mùa đông lạnh như thế này, các vị có lòng tốt như thế đến cứu cho mẹ chồng tôi, cả nhà chúng tôi rất là đội ơn đội đức, có chút xíu để bày tỏ tấm lòng, các vị đừng nên khách sáo!”. Cho nên mỗi đêm đều tiếp nhận ba lần điểm tâm của họ. Tôi liền cười nói với họ rằng: “Tâm của các vị bất tịnh, chứa đầy những tham muốn, muốn thấy quang minh của Phật, lại nào có thấy được đâu? Sư tỷ Tú cùng với anh thanh niên kia, lúc đó niệm Phật là một lòng một dạ, trong tâm thanh tịnh, niệm đến cùng Phật cảm ứng đạo giao, cho nên mới thấy được Phật A Di Đà phóng đại quang minh đến tiếp dẫn. Hôm nay các vị vì tham muốn xem quang minh mà vì người niệm Phật, nhưng cũng giúp được một chúng sanh ở Ta bà vãng sanh về quốc độ an lạc ở Tây phương tu hành, ngày kia thừa nguyện tái lai, có thể độ được vô lượng vô biên chúng sanh khổ não. Công đức này cũng đều là do các vị phát tâm muốn thấy quang minh của Phật mà được ban cho như thế”.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:49 sáng
34. BÀN LUẬN TRỐNG RỖNG VÔ ÍCH, QUỶ THẦN TÍNH NỢ
Lại nói về sư tỷ Trương Thẩm ở Vụ Phong là một vị đệ tử Tam Bảo đầy đủ trí huệ, vào tám năm trước mới nghe Phật pháp đã trồng được hạt giống kim cang trong ruộng thức thứ tám, về sau đầy đủ chánh tri chánh kiến. Tin Phật chưa được mấy tháng, lại có một lần ở trong cảnh giới nửa tỉnh nửa mê, tranh biện cùng với quỷ lớn quỷ nhỏ, nguy hiểm chút nữa là bị quỷ đánh chết tươi rồi.
Nguyên là A Thẩm lúc trước khi chưa tin Phật, từng bị bệnh ba năm, không có ngày nào không chích thuốc, uống thuốc. Ở Vụ Phong chín năm trước còn chưa có một ngôi miếu thần nào, hay một ngôi chùa nào, chỉ có một ngôi miếu chung của dân rất nhỏ, thờ cúng là một bài vị thần chủ bằng ván. A Thẩm vì cầu cho bệnh được mau khỏi, không khỏi cầu thần, cầu quỷ phò hộ, tự mình thường hay mang giấy tiền vàng mã đến lễ lạy cầu thần ông phù hộ sức khỏe của bà sớm được bình an vô sự, nhưng cầu liên tiếp mấy năm vẫn cứ như thế.
Đến năm thứ 48 ban hoằng pháp của nữ ở Liên xã đến cơ sở hoằng pháp tại Vụ Phong, A Thẩm được nghe pháp vị như được uống nước cam lồ, như được của báu. Từ đó hai thời khóa sớm tối rất thành khẩn không gián đoạn, đối với ngôi miếu chung của dân kia không còn đi nữa, biết được tự thân họ (thần) còn không cứu được, làm sao có thể cứu người, cho nên sau khi A Thẩm tin Phật, sức khỏe liền dần dần hồi phục mạnh khỏe.
Có một hôm vị Lâm Thái Thái là bạn tri kỷ tốt đến muốn A Thẩm dẫn bà ta cùng đi vái cúng ngôi miếu chung của dân kia. A Thẩm liền cùng đi bái với bà ta, bà Lâm lễ xong nói: “Hôm nay chúng ta quên mua tiền vãng sanh và giấy vàng mã rồi!”. A Thẩm nói “Đốt giấy vàng và tiền vãng sanh làm cái gì? Bạn không nên mê tín, nếu như cần đốt tiền vãng sanh, chi bằng niệm vài biến chú vãng sanh bố thí cho họ còn hay hơn”. A Thẩm gần như nói chơi thôi, rồi cũng không niệm chú vãng sanh, thắp hương lễ xong, ai về nhà nấy.
Đến tối vào lúc nửa đêm nửa hôm, A Thẩm như tỉnh mà không phải tỉnh, như mộng mà không phải mộng, bỗng nhiên nhìn thấy mấy con quỷ đến nói với bà ta “Đại vương của chúng tôi muốn mời bà đi nói chuyện”. A Thẩm hỏi nó: “Đại vương các người là ai? Ta không đi”. Mấy con quỷ đó cũng chả nói lý lẽ gì, không đi thì cưỡng bức lôi đi, lôi đến ngôi miếu chung của dân kia, thấy trước miếu đứng rất nhiều người nam, nữ, lớn, bé, chính giữa ngồi một vị quỷ, thân thể to lớn, mặt mày hung ác, mấy con quỷ nhỏ kêu A Thẩm quỳ xuống, A Thẩm trong lòng linh cơ sáng suốt, liền to tiếng nói rằng: “Ta là đệ tử Tam Bảo, Phật pháp vô biên, các ngươi quỷ đạo chúng sanh, còn phải cần đến Phật pháp cứu giúp cho các ngươi nữa là!”. Lời nói chưa dứt, ông đại vương kia nổi giận xung thiên lớn tiếng quát rằng: “Lôi nó ra đánh chết tươi nó đi, nó dám nói lớn lối, lại không cho chúng ta tiền vàng”. Đang lúc cả một bầy quỷ ra tay sắp đánh bà ta, A Thẩm nói: “Không sợ nhà ngươi đâu! Ta thỉnh Bồ Tát lại!”. Tức thời chắp tay xưng niệm “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát ”. Niệm hết thảy chưa đến mười tiếng, trên hư không hiện ra một hình tượng Bạch y Quán Thế Âm Bồ Tát, tay phải cầm bình cam lồ, tay trái cầm nhành dương liễu, đạp mây mà xuống. A Thẩm xem thấy rất rõ ràng, bầy quỷ lớn nhỏ kia thấy được Quán Thế Âm Bồ Tát đều quỳ xuống hết, đầu mặt dập xuống đất. Khi đó A Thẩm vẫn cứ lớn tiếng niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Lúc đó chồng của A Thẩm là cư sĩ Trần Thiên Trụ nghe tiếng vợ mình niệm Quán Thế Âm Bồ Tát quá lâu, nghĩ chắc là nằm thấy quái mộng gì rồi, liền kêu A Thẩm thức dậy. A Thẩm thức dậy liền đem cảnh giới trong mộng tranh biện cùng quỷ kể cho cả nhà nghe. Nếu như không biết niệm “Cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” có lẽ tiêu mạng rồi, âm dương vĩnh viễn cách biệt. Câu chuyện trên đây cũng là tự miệng A Thẩm nói với tôi. Tục ngữ có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”. Thánh nhơn cũng có nói “Kính quỷ thần mà xa họ ra”. Xin khuyên chư vị là đệ tử của Phật, ngàn vạn lần chớ nên tự khoe mình hay giỏi, nói giỡn chơi với quỷ thần. Nếu lâm vào tình trạng giống như A Thẩm, trong mộng biết niệm Thánh hiệu Bồ Tát thì không sao, còn như công phu chưa đến, thì tự rước lấy phiền toái vào thân rồi.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:50 sáng
35. BẠCH Y NỮ NHÂN TRONG MỘNG CHO THUỐC
Pháp môn niệm Phật, không luận là già, trẻ, nam, nữ, sang, hèn, giàu, nghèo, chỉ cần tin sâu Phật là đạo sư của ba cõi, cha lành của bốn loài, tin và niệm đó thì diệt tội hằng sa, được phước vô lượng. Dưới đây sẽ cử ra chuyện thật được cảm ứng để làm chứng minh.
Mười hai năm trước ở đường Trung Hoa khu Bắc Đài Trung có một gia đình nhỏ là người từ Sa Lộc dời đến Đài Trung ở, chủ nhân là Trần tiên sinh, vợ ông ta họ Lâm tên là A Kiều, bà này ở quê từ lâu đã bị bệnh triền miên, đứa con lớn là Chấn Trung tuy mới tám tuổi, lại rất biết chuyện, hầu hạ thuốc men v.v… chẳng rời khỏi bên mẹ. Có một hôm ban trưởng ban niệm Phật là sư tỷ Trần Kim Chi đến nhà của nó (Chấn Trung), nhìn thấy A Kiều nằm trên giường rên rỉ, có trạng thái của bệnh tình rất nguy kịch, đứa con Chấn Trung kia đang ở bên mẹ rơi nước mắt, sư tỷ Trần Kim Chi thấy rồi, lòng từ bi tự nhiên phát sanh, liền nói với bà Trần rằng: “A Kiều à! Cô nên niệm Thánh hiệu cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện Bồ Tát khiến cho bệnh tình sớm hồi phục, mạnh khỏe trở lại”. Lúc đó A Kiều thều thào nhỏ giọng “Tôi không biết niệm”. Sư tỷ Trần Kim Chi nói: “Cô không biết niệm, con cô niệm cũng vậy, cô chỉ cần lắng tâm nghe, trong tâm duyên theo tiếng niệm là được rồi”, Sư tỷ Kim Chi lại đi thỉnh về một bức tranh Tây phương Tam Thánh lộng trong khung kiếng, treo trên bức tường đối diện với chỗ A Kiều nằm, rồi dạy cho Chấn Trung chắp tay, học niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát. Đứa bé này rất thông minh, không bao lâu đã học được rồi. Cứ như thế niệm hơn hai tiếng đồng hồ, lại còn dạy nó hồi hướng, cầu nguyện Phật Bồ Tát mau đến cứu giúp cho bệnh của mẹ mau được bình phục. Chấn Trung đều có thể nhất nhất y giáo phụng hành, bèn luôn luôn ở trước Phật niệm Phật van cầu, trước mắt A Kiều, mặt thì đối Thánh tượng vạn đức trang nghiêm, bên tai lại nghe được Thánh hiệu vạn đức hồng danh, trong tâm bèn cảm nhận được có chỗ nương tựa.
Xưng niệm Thánh hiệu Phật Bồ Tát là việc chẳng thể nghĩ bàn. Đứa con Chấn Trung kia vì cầu cho mẹ khỏi bệnh, hàng ngày thành khẩn niệm Phật, chưa đến một tuần lễ, quả nhiên xuất hiện kỳ tích. Có một hôm mới sáng sớm nó kêu lên rất vui sướng: “Má à! tối qua con chiêm bao thấy một người nữ mặc áo trắng cầm một bó cỏ thuốc dài như cây rau hẹ cho má ăn, má nhận qua tay liền cho vào trong miệng, con nhìn thấy rất là rõ ràng. Ngài còn nói với con ngài là Quán Thế Âm Bồ Tát, do vì bệnh của má chỉ cần ăn loại cỏ thuốc này, liền được bình an”. A Kiều nghe xong cảm thấy rất là kỳ lạ, bà ta cũng nói với con rằng: “Chấn Trung à! Mẹ đêm qua cũng chiêm bao thấy một người nữ cầm một bó cỏ thuốc dài kêu má ăn, má liền lấy cỏ thuốc cho vào trong miệng nhai và nuốt xuống. Sáng sớm vừa thức dậy, trong lòng mát mẻ, cảm thấy bệnh tình nhẹ đi rất nhiều”. Từ đó bệnh của A Kiều ngày càng hồi phục mạnh khỏe, mẹ con đồng hưởng niềm vui tự nhiên của đạo. Hơn nữa trong tâm linh nhỏ của Chấn Trung đã gieo trồng được căn lành rất là sâu dày, cho nên mỗi ngày trước khi đi học, nó nhất định đến trước Phật xin phép, chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con phải đi học đây”. Tan học về nhà lại nhất định trước tiên đến trước bàn Phật vẫn cứ chắp tay đảnh lễ nói: “A Di Đà Phật! Con về rồi”. Ngày nào cũng thế, tập hoài thành quen.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:50 sáng
36. CON KHỈ, CÁI MÓC CÂU 1 – PHÚC ĐẾN LÒNG SÁNG RA
A Kiều từ lúc được sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát gia bị khỏi bệnh rồi, bèn tiếp tục hàng ngày lạy Phật, niệm Phật không có gián đoạn, thời gian trôi qua rất nhanh mới đó đã hai năm rồi. Chồng của cô ta vốn là cai thầu xây dựng, lúc đó tiếp nhận thầu một công sự tháo giở nhà, chính ở ngay chỗ giao lộ của đường Tự Do và đường Trung Chánh, một tòa kiến trúc hai tầng, thỏa thuận cùng người ta định kỳ một tháng nhất định phải tháo giở xong, nếu như tới hạn làm không xong phải bồi thường gấp đôi và điều kiện trên khế ước, nếu có bất cứ người nào do công việc mà bị thương, hoặc là té chết bên thầu phải tự chịu trách nhiệm, bên kia vô can. Nhưng mà tòa viện bảo tàng từ thời Nhật chiếm cứ đó xây dựng vô cùng kiên cố, thật không dễ gì tháo giở, bốn bức vách đều xây bằng gạch rất dày, sắt miếng và xi măng, mười mấy người công nhân dùng chùy sắt và đục đập một tuần lễ chỉ mới đập được một lỗ lớn mà thôi, nguyên bức tường vẫn chưa phá đổ được, ông Trần lúc ấy rất là lo lắng, tự nguyện đền một vạn đồng để bên kia chịu bỏ khế ước, nhưng bên kia cũng không chịu, không thế thì phải bồi thường mấy vạn đồng! A Kiều suốt cả ngày lo rầu, cùng với Chấn Trung hai người, chỉ còn biết hướng Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát nhiều lần cầu khẩn mong rằng không phải đền tiền. Có một ngày sáng sớm Chấn Trung bỗng kêu lên một tiếng: “Má! Má không phải khóc nữa, việc lãnh thầu tháo giở nhà lầu không phải lo nữa, con đêm qua mộng thấy Tam Tạng pháp sư tay cầm cây chổi đuổi ruồi dẫn đến một đám vượn màu vàng, chỉ huy giữa không trung, trong khoảnh khắc tháo giở hết tòa nhà chúng ta bao thầu tháo giở kia, thật là Phật lực vô biên, con vượn vàng kia thật là đẹp. Má, vị Tam Tạng pháp sư kia đội cái mão chính là trong phim tháng trước con đến rạp hát nào xem nè, trông Tam Tạng đi lấy kinh giống như nhau”. Chấn Trung ngây thơ nói với mẹ, hai mẹ con lại đến trước Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát quỳ xuống cầu nguyện và phát nguyện sẽ bỏ ra 500 đồng cho thầy Lý lúc đó đang muốn lập ra nhà nuôi trẻ cô nhi. Thật là phúc chí tâm linh (phúc đến tâm sáng ra), ông Trần nghe những điều Chấn Trung nói trong mộng, tiếng Đài Loan con khỉ (hầu chừ) cùng với móc câu (câu chừ) phát âm hơi giống nhau, liền nghĩ đến dùng móc câu sắc lớn câu tường lại dùng máy điện quấn dây, chỉ một chút xíu kéo đổ xuống một miếng tường lớn, như thế trong một ngày kéo đổ xuống rất nhiều bức tường dầy, không đầy mấy ngày hoàn thành xong toàn bộ. Ông Trần lần này làm công sự giở nhà, đã không trái với khế ước, lại không có bồi thường tiền, lại còn trong khi làm việc kéo tường phát sanh ra hai việc không thể nghĩ bàn: có hai người công nhân ở trên lầu hai té xuống lại không bị thương một chút nào hết, ở dưới đất toàn là gạch bể, bê tông, làm sao không hề bị thương? Thật là khó mà tin. Lại còn có một việc là mỗi trước khi câu tường đổ xuống, nhất định phải xem xét bốn phía coi có công nhân ở gần hay không? Để khỏi phải đổ tường xuống đè bị thương. Có một lần sau khi ông Trần xem xét xong, đột nhiên có một nữ công nhân đi lại, muốn đến công tác, vừa vặn một miếng vách tường bị kéo đổ xuống, xê xích có hai tấc, thấy gần như là bị đè chết rồi! Có rất nhiều công nhân hỏi bà Trần (A Kiều): “Ông thổ địa nhà của ông bà sao mà linh thế? Lần nào cũng đều phù hộ cho các vị hết à!”. A Kiều nói: “Nhà tôi không phải thờ ông thổ địa, chúng tôi thờ phụng là Tây phương Tam Thánh: một vị Phật hai vị Bồ Tát, mỗi ngày đều niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Vào ngày chủ nhựt giảng kinh ở ban song tu niệm Phật hôm đó, A Kiều mặt mày hớn hở đưa đến 500 đồng tiền Đài Loan mới, muốn cúng cho viện cô nhi mới xây, kêu tôi đại diện vì cô ta mà đưa cho, và còn nói: “Công sự lần này toàn là nhờ sự cảm ứng của Phật, Bồ Tát đại từ đại bi”. Cô ta lại đem chuyện xảy ra trước sau ra sao nói cho đại chúng nghe, nói đến chỗ Chấn Trung mộng thấy Tam Tạng pháp sư dẫn một bầy khỉ màu vàng kim, chỉ huy tháo giở nhà, tôi liền giải thích cho cô ta: “Chấn Trung cho là Tam Tạng pháp sư ở trong phim, có lẽ chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, ở trong tay cầm đó chính là cây phất trần hoặc là nhành liễu, không phải đồ đuổi ruồi”. Lúc đó ban viên trong ban song tu, đều đồng lời khen ngợi pháp lực Phật, Bồ Tát vô biên không thể nghĩ bàn, và khen ngợi lòng thành khẩn của mẹ con A Kiều.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:51 sáng
37. TRONG MỘNG NIỆM PHẬT, GẶP DỮ HÓA LÀNH
Lại qua đi một năm, chồng của A Kiều là ông Trần, có một đêm trong mộng nhìn thấy một cảnh giới: có một ông già để râu trắng dài dẫn ông ta đi đường, đi được rất lâu, rất xa đến một địa phương lạ ở trong một cánh đồng hoang, bốn bề không có một người, chỉ có một cái hòm gỗ dài. Ông già kia nói: “Ông Trần, ông phải ngã ở đó”. Ông Trần nghĩ ngã vào trong cái hòm đó tức là tiêu đời rồi! Trong lòng không khỏi cảm thấy sợ hãi nổi lên, liền chắp tay lại to tiếng niệm liên tiếp “Nam mô A Di Đà Phật!”. Niệm chưa được vài chục tiếng, bỗng nhiên có một người con gái ở trong làng khoảng mười bảy, mười tám tuổi đi đến, dùng tay chỉ tôi nói (tôi: ông Trần) “Ông mau đi về đi thôi”. Vừa tỉnh dậy, thì ra là một giấc mộng Nam Kha, sáng sớm thức dậy liền nói với vợ ông ta A Kiều, giấc mộng dữ tối qua, may mà ở trong mộng biết niệm Phật, nếu không thì không biết sẽ ra sao! A Kiều tức khắc đến trước bàn Phật thắp hương đốt đèn cầu nguyện Phật, Bồ Tát từ bi gia bị khiến cho việc lớn hóa thành việc nhỏ, việc nhỏ hóa thành không.
Ông Trần lúc đó đang bao thầu xây dựng một tòa lầu ba tầng, công trình đã sắp hoàn thành rồi. Sáng sớm hôm đó sau khi ăn cơm xong, do vì ảnh hưởng nỗi sợ hãi giấc mộng dữ đêm qua, trong lòng rầu rĩ không vui, liền đến hiện trường công sự. Vừa nghĩ muốn lên tầng lầu ba để xem xét, bỗng nhiên có một công nhân đi đến nói với ông Trần: “Ông không cần phải lên, để tôi đi xem được rồi”. Vị công nhân này liền bước lên cái giá cây của cầu thang đi, ông Trần vẫn đứng ngay chỗ cũ, tay thò vào trong túi lấy ra một điếu thuốc thơm, lúc đang đánh lửa, bỗng nhiên nghe “rầm” một tiếng, vừa nhìn thì ra là vị công nhân vừa mới thay mình đi lên tầng lầu ba, mới hơi không đề phòng chân đạp lệch, từ trên lầu té xuống ngã trên đất. Lúc đó điếu thuốc thơm của ông Trần còn chưa hút, giựt mình hết hồn, lập tức bước đến đỡ dậy thì đã bất tỉnh nhân sự rồi. Ông Trần ôm anh ta ra mướn một chiếc taxi đưa đi bệnh viện cấp cứu, nhưng vì bị thương nặng chấn thương sọ não đã dứt thở trong xe, đến bệnh viện đã về trời rồi! Ông Trần lo đám tang cho anh ta rất là long trọng xong rồi lại cấp mấy vạn đồng cho trong gia quyến mới kết thúc viên mãn.
Ông Trần trải qua lần tai họa này có thể nói là “phá tài quá vận” (hao tài mà qua được vận hạn) nhưng từ ngày hôm bị một phen hoảng vía quá sức đó trở đi dường như ba hồn bảy vía không còn ở trong thân nữa, tinh thần không thoải mái, chẳng thiết gì đến ăn uống. Vợ ông ta A Kiều rất là lo lắng, liền đi hỏi thăm ý kiến sư tỷ Kim Chi, đem những việc trên kể cho sư tỷ nghe. Sư tỷ Kim Chi liền bảo cô ta dùng một ly nước sôi, ở trước Phật sau khi thành khẩn tụng bảy biến chú đại bi rồi cho ông ta uống, nếu hiệu nghiệm thì là rất may mắn, nếu không hiệu nghiệm thì phải mau đưa đi bệnh viện khám. A Kiều y theo cách của sư tỷ Kim Chi, rất là cung kính nhất tâm tụng bảy biến chú đại bi xong, cho chồng cô ta uống. Thật là linh nghiệm dị thường, nước vào thì bệnh dứt, tinh thần của chồng cô ta dần dần hồi phục như cũ, không cần thuốc mà khỏi bệnh.
Chuyện kể đến đây, chắc có người sanh nghi vấn: “Phật, Bồ Tát là bực đại từ đại bi, tại sao chỉ cứu có một người, cái chết của anh công nhân đáng thương kia lại không ra tay cứu?”. Mọi người chúng ta nên biết: tâm có thể tạo nghiệp, tâm cũng có thể chuyển nghiệp. Ông Trần nhờ sự huân tập niệm Phật của vợ, mà trong tàng thức đã gieo được hạt giống kim cang A Di Đà Phật, cho nên những cái tốt xấu chưa đến mà đã có điềm trước. Trong giấc mộng đêm đó, một ông già dẫn ông ta đi đến cảnh giới khác bảo ông ta chun vào trong cái hòm, may mà hạt giống Phật A Di Đà trong tàng thức của ông ta phát khởi hiện hành, bỗng nhiên khiến ông ta chắp tay lại niệm Phật, đây là gặp dữ hóa lành, tiêu tai giải nạn, việc lớn hóa thành việc nhỏ, việc nhỏ hóa không.
Đến như anh công nhân kia, không phải là Phật, Bồ Tát không cứu anh ta; do vì phàm phu đều là nhận giả làm chân, lấy khổ làm vui, cứ hưởng thụ những cái trước mắt, suốt ngày mê hoặc điên đảo, chẳng kể gì việc tốt xấu đến, Phật, Bồ Tát có chỉ điểm như thế nào thì cũng vẫn cứ mơ mơ hồ hồ, như thế làm sao có thể chắp tay xưng niệm Thánh hiệu của Phật, Bồ Tát được? Không biết niệm Phật thì không có thể chuyển nghiệp, lúc sắp đến thành của vua Diêm la báo hiện diện thì phải đi thôi. Tục ngữ có câu “Diêm vương chỉ định canh ba chết thì không cho lưu đến canh năm!”. Như thế có thể suy ra cái chết của người công nhân kia cũng không ngoại lệ, đây là định nghiệp không thể chuyển!
Có lẽ vẫn còn có người sanh nghi vấn: Tại sao ông Trần mấy năm trước lúc bao thầu công sự xây dựng nhờ Phật, Bồ Tát cảm ứng đã không bị lỗ vốn lại vẫn được bình an; lần này lại tổn thất quá nhiều và bị một phen nguy hiểm sợ hãi, Phật, Bồ Tát sao không gia bị? Nên biết phàm người tu hành lúc mới phát tâm phần nhiều rất thành khẩn, nhưng qua một thời gian, hoàn cảnh thay đổi đều là tùy theo nhân quả thuận cảnh, nghịch cảnh của mỗi người tự làm thì tự chịu. Lúc đó vợ chồng của A Kiều, cả đứa con, cả nhà là sơ phát tâm, dùng lòng chí thành, ngày đêm do vì thành kính khẩn thiết xưng niệm. Về sau, lần này như thế là do vì đời người tai nạn, nghịch cảnh phiền não nhiều, những tai nạn, nghịch cảnh phiền não này luôn hiện ra trước mắt, giống như cái tai họa đột nhiên này, ông Trần mặc dù có bị kinh sợ, hao của, vẫn là từ trọng báo chuyển thành khinh báo, cũng là cái may lớn trong cái xui xẻo, trong sâu xa vẫn có Phật, Bồ Tát ngầm phò hộ.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:52 sáng
38. CON MÈO ĐÒI NỢ, YÊU CẦU SIÊU ĐỘ
Phàm người khi mạng sắp lâm chung, ngoài con đường Thánh ở Tây phương ra, thì nếu không vào được cõi trời hay loài người, thì cũng ắt vào các đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Quyến thuộc của người mạng chung, nếu có thể giúp cho họ niệm Phật, đó là đưa thần thức của họ vãng sanh vào đường Thánh Tây phương mãi mãi thoát ly được biển khổ sanh tử. Nhưng cái ngày sắp mạng chung, giống như ngày 30 tháng chạp, những oan nghiệp đời trước, các chủ nợ đều đến, đâu có chịu cho anh đi dễ dàng! Nợ đã tính chưa xong, lâm chung làm sao để cho anh tiêu dao tự tại? Trong khoảnh sát na này thì phần lớn trách nhiệm ở nơi quyến thuộc và những người trợ niệm, cho nên người niệm Phật tu hành nhất thiết không nên ỷ vào mình tu hành nhiều năm, công phu rất tốt, các thứ công đức bố thí v.v… nhiều. Ngoài các bậc hành giả thật sự nắm chắc được việc tự tại muốn đi thì đi; còn lại, lúc sắp mạng chung vẫn phải lấy trợ niệm làm quan trọng. Bây giờ đơn cử ra một vị liên hữu vào tháng trước vãng sanh để chứng minh.
Vị liên hữu Hồng Hoàn trưởng ban của ban 48 nguyện kiêm ban trưởng của ban thí tài ở Liên xã Đài Trung, năm nay sáu mươi hai tuổi. Trong hai mươi năm gần gũi, đồng tu với ân sư Bính Công, có thể nói là người có phước báo nhứt, thành khẩn nhứt, phát tâm lớn nhứt, không có ai là sánh được với bà. Phước báo của bà ta là gia đình thanh nhàn nhứt, con cái, dâu rể, cháu ngoại đều hiếu thuận, cả nhà tin Phật, niệm Phật và của cải dư dã, bố thí từ nào đến giờ không có lận tiếc, cho nên sư phụ cho bà ta làm ban trưởng ban thí tài. Lòng thành khẩn đối với việc tin Phật của bà là mỗi khi sư phụ giảng kinh hoặc mở hội v.v… thì bà đều đi đủ không có mưa gió gì có thể ngăn trở; chẳng những tự tu tự lợi như thế, mà còn tâm tâm niệm niệm luôn nghĩ đến việc “lợi tha”. Tôi thường khen ngợi Hồng Hoàn với mọi người, hạng mà khó độ nhứt là bà con trong gia đình và những người hàng xóm, nhưng mà Hồng Hoàn thì sao? Thật có thể nói bà là bậc “bi trí song vận” (bi trí đầy đủ), phương tiện khéo léo, không những trong gia đình bà con đồng chí đồng đạo, ngay đến bà con hàng xóm xa gần, cả đến trong những ngõ hẻm ngóc ngách, hầu như nhà nào cũng đều phụng thờ tượng Tây phương Tam Thánh, có thể độ được cả một con hẻm đều tin Phật, thật là hiếm thấy! Đây đều là cái thành quả phát Bồ đề tâm của bà. Chẳng những như thế, bà lại còn đảm nhiệm làm cán sự hội phụ nữ khu Bắc thành phố Đài Trung, đã từng khuyên dứt mười mấy gia đình bất hòa, năm đó có cặp vợ chồng trẻ, cảm tình sắp bị tan vỡ, lúc chồng vợ con cái sắp chia tay, thì nhờ biện tài vô ngại của bà khuyên bảo, gia đình trở lại tốt đẹp, và tốt hơn nữa là đều quy y Tam Bảo. Cho nên ai cũng đều khen ngợi hoàn cảnh gia đình của sư tỷ Hồng Hoàn là tốt đẹp, cùng với tinh thần từ bi ưa xả thí của bà, trong đời có thể nói là “thập toàn thập mỹ” (mười phân vẹn mười).
Tuy nhiên, trong cái đẹp có cái khiếm khuyết. Cái khiếm khuyết của sư tỷ Hồng Hoàn là vào năm ngoái bỗng nhiên bị bệnh ruột dư, đã đi bệnh viện khoa ngoại mổ một lần, đến trung tuần tháng 2 năm nay bệnh biến đổi nặng, đã qua Đông Tây y dược trị liệu vẫn không có hiệu quả. Lúc bệnh nặng đã từng có thỉnh thầy Bính Công đến khai thị, thầy thấy bà uống thuốc an thần, mơ mơ hồ hồ, liền dặn con cái của bà: “Về sau nhất thiết không nên tiếp tục cho bà uống thuốc an thần nữa, lúc trợ niệm tinh thần sẽ mơ hồ hồ như thế, thần thức sẽ không thể vãng sanh Tây phương được!”. Đến 3 giờ buổi chiều ngày 17, tôi nhận được điện thoại của con gái của bà, nói là mẹ của cô đã hôn mê bất tỉnh nhân sự. Tôi lập tức cùng với sư tỷ Ngọc Trinh và mấy người nữa đi đến trợ niệm, lúc đó mọi người chúng tôi đều thấy bà ta hổn hển thở gấp, không còn biết gì, hai tay giở lên buông xuống liên tục, bộ dạng như đang muốn đẩy cái gì. Chúng tôi liên tục niệm Phật, niệm đến khoảng hơn 5 giờ, hơi thở gấp của bà đã từ từ ổn định lại, hai tay cũng không còn giở lên giở xuống nữa, dần dần tỉnh táo trở lại và đã có thể nói chuyện được rồi, bà nói với chúng tôi: “Sư tỷ, cám ơn các sư tỷ nhiều! Được rồi, các sư tỷ nghỉ đi!”. Tôi nói bà ta nên tĩnh tâm nhớ Phật, không nên nói chuyện nhiều. Lúc đó đã 6 giờ, tôi liền dặn dò con cái của bà rằng “Nếu như lúc nửa đêm khuya khoắt, nguy hiểm, các con cháu, mọi người đều phải cố gắng niệm Phật, nhưng nhất định phải đồng thanh, không nên có người thì niệm “A”, có người thì niệm “Đà”, có người thì niệm “Di”, trước sau lộn xộn, như thế làm nhiễu loạn nhĩ căn của người sắp mạng chung”. Sau khi tôi dặn dò xong, liền cùng các liên hữu ai về nhà nấy.
Đến sáng ngày hôm sau, nhớ nghĩ người bạn tri âm sắp từ biệt cõi đời, không khỏi ngậm ngùi nhớ tiếc, tức khắc chạy đi xem coi tối qua như thế nào? Lúc tôi mới vào cửa A Hoàn nghe được tiếng tôi liền lớn tiếng kêu lên: “Sư tỷ Khán Trị lại đây, lại đây!”, tôi liền ngồi trên mép giường của bà, bà nói với tôi “Chiều hôm qua may mà có các sư tỷ niệm Phật cho tôi, do vì lúc đó dường như đang bị cái chụp muỗi đen đè cứng, cái chụp đó nặng có mấy ngàn ký, đè đến nỗi tôi không thở nổi, chỉ còn có hai tay còn tự do, nên hai tay giở lên giở xuống muốn đẩy nó ra, nhưng lại đẩy không nổi”. Tôi hỏi bà ta “Tại sao chị không niệm A Di Đà Phật?”. Bà nói: “Khắp mình bị đè thở không ra hơi, không những miệng niệm không ra, ngay cả trong tâm cũng không niệm được! May mà còn có thể nghe được tiếng niệm Phật của các chị, tiếng vừa to vừa rõ ràng, cái chụp muỗi đen đó dần dần biến mất, tôi mới cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, từ từ tỉnh lại”.
Hồng Hoàn lại nói: “Sư tỷ Khán Trị à! Tôi hôm qua lại còn nhìn thấy một cảnh giới nữa, kể ra rất dài”. Tôi hỏi bà muốn nói cái gì, bà nói: “Tối qua khoảng 2 giờ, tôi nhìn thấy một đứa bé khoảng chưa đầy tám tuổi mặc đồ trắng hiện ra trong phòng tôi, tôi hỏi nó: “Mày là ăn trộm đến trộm đồ phải không?”, thằng nhỏ liền phủ nhận: “Không phải, không phải!”. Tôi hỏi tiếp nó: “Vậy mày ở đâu đến đây? Đến làm cái gì?”. Nó nói: “Tôi từ lục đạo luân hồi đến, muốn đến đòi nợ bà, tính sổ với bà”. Tôi nói: “Ta làm người thanh bạch, chưa từng thiếu nợ của người nào”. Thằng nhỏ đó lại nói: “Không phải đời này, mà là nợ đời trước. Do vì bà đời trước ở Đài Bắc làm người hiếu sát (hay giết, ưa giết), đã giết bốn mươi con mèo rồi đều vứt bỏ xuống sông Cô Long (tên cũ), không tin, bà đi kiểm tra lại thì biết, tôi là một con trong đó, do vì sau khi bà giết chết tôi bà vẫn cứ ném vào trong sông, tôi rớt xuống bên bờ, có một người họ Hứa cứu tôi, nhưng tôi đã không thể sống tiếp, nên đã dùng một sợi dây cột tôi lại, treo lên trên cây, tôi nhờ tinh hoa của mặt trời mặt trăng cho nên có thể được hình người này, nhưng còn ba mươi chín anh, chị, em của tôi vẫn còn hình dáng mèo chịu khổ ở nơi đó. Tôi đến đây là muốn bà siêu độ cho bầy mèo anh chị em của tôi thoát khổ.” Tôi vội vàng nói: “Được, được! Liên xã chúng tôi trong tháng sắp cúng tế Tổ, thuận tiện sẽ siêu độ cho các ngươi luôn”. Đứa bé đó lại nói: “Không được không được! Nhất định phải làm hai cái giỏ tre đi đựng ba mươi chín con mèo kia. Chính bà tụng kinh siêu độ tại nhà bà.” Tôi liền nhận lời, sáng hôm nay kêu Canh Thân viết thư cho một người bà con ở Đài Bắc hỏi thăm rồi”.
Qua ba ngày, người bà con ở Đài Bắc gởi thư hồi âm nói: trước đây rất lâu ở Đài Bắc thật có con sông này. Việc này của Hồng Hoàn không những nói với tôi, còn nói với rất nhiều liên hữu nữa. Bà liền thỉnh cư sĩ Triệu Đàm Thuyên, Vương Thanh Hán, mười mấy vị liên hữu đến nhà bà tụng Kinh Địa Tạng, tụng kinh sám ba ngày để siêu độ cho bốn mươi con mèo kia. Buổi tối ngày cuối cùng lại làm một nhà “phổ thí” (thí khắp) để mở hết những oan kết cho bà.
Đến sáng sớm mồng 5 tháng 3 âm lịch, có người gọi điện thoại đến nói Hồng Hoàn sắp vãng sanh rồi, hiện chỉ còn thở thoi thóp. Tôi liền lại cùng với sư tỷ Ngọc Trinh và mấy vị đến nhà bà niệm Phật, niệm được hơn một giờ, thì Tố Cầm con gái của bà, nói với tôi: “Sư tỷ! Má con bắt đầu từ đêm qua, chỉ còn một hơi thở mong manh như thế, đến bây giờ vẫn chưa được vãng sanh; má con trước đây từng có dặn dò con: cần phải trước khi vãng sanh, trước nên thay đồ dùm cho bà, không biết phải hay không là chưa thay đồ, nên không chịu vãng sanh? Sư tỷ! Bây giờ thay đồ cho má con được không?”. Tôi nói: “Không được, không được! Bây giờ động dời bà ta e rằng gây cho bà ta phiền não thì không được vãng sanh”. Thế là lại niệm hơn nửa tiếng đồng hồ, vẫn cứ như thế, tôi nghĩ có lẽ bà ta thật sự chấp phải thay đồ trước, liền kêu mọi người tạm ngừng niệm Phật, tôi đến bên tai của bà lớn tiếng nói: “Sư tỷ A Hoàn, chị niệm Phật hai mươi năm, tâm tâm niệm niệm đều là muốn vãng sanh Tây phương, chị đã hiểu thế giới Ta bà này là giả, là khổ, đời người ở đời trong mấy chục năm, mỗi con người cuối cùng đều phải chết, chỉ là trước sau mà thôi, thế giới Cực Lạc mới là quê nhà an ổn của chúng ta; Phật A Di Đà là cha lành của chúng ta, sắp đến tiếp dẫn chị, chị phải buông bỏ hết vạn duyên, nhứt tâm niệm Phật, mọi người chúng tôi sẽ tiếp tục giúp chị niệm Phật, đưa chị vãng sanh Tây phương Cực lạc thế giới, sau này chị còn phải thừa nguyện lực trở lại quảng độ chúng sanh. A Hoàn! Chị phải buông bỏ tất cả, chúng tôi thỉnh Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chị, chị phải niệm Phật theo đại chúng!”. Thật là không thể nghĩ bàn, mọi người đều nhìn thấy lúc tôi nói chuyện với bà, mắt của bà mở ra, đầu thì gật không ngớt, bày tỏ dáng điệu rất hài lòng, chúng tôi bèn niệm tiếp được năm phút, bà liền mỉm cười ra đi. Lúc đó là 11 giờ trưa ngày mồng 5 tháng 3. Sau khi bà dứt thở chúng tôi lại còn niệm tám giờ nữa mới để con cháu bà tắm rửa thay đổi y phục và lo đám tang.
Từ chuyện đơn cử có thật trên đây, chúng ta thấy: trước khi Hồng liên hữu lâm chung nhìn thấy một cái chụp đen nặng cả ngàn ký đè bà ta đến nỗi đau khổ vô cùng, tự mình không cách gì đẩy ra được; nếu như không có các vị liên hữu bên mình bà niệm Phật cho bà, thì làm sao có thể hồi dương được hơn mười ngày, dùng Phật pháp làm những công đức giải oan thích kết (mở bỏ những oan trái) cho những con mèo nhỏ kia. Mà những oan hồn kia biết Hồng liên hữu thường ngày niệm Phật, sẽ sanh Tây phương thì món oan trái này sẽ không còn cách gì đòi cho được, bèn hiện thân ra đứa nhỏ thẳng thắn nói ra đoạn oan nghiệp bị giết hại đời trước, yêu cầu tụng kinh siêu độ cho chúng thoát khổ. Có thể nhìn thấy nhân quả đáng sợ, rất nguy hiểm biết bao! Tôi viết đến đây tự nhiên lông tóc dựng ngược, cảm thán mãi! Thật là “Thân này không lo tu ngay trong đời này, còn đợi đến đời nào mới độ được thân này!”.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:53 sáng
39. CHÁU GÁI NÓI CHUYỆN PHẠM LỖI VỚI MA QUỶ, NHỜ NIỆM PHẬT GIẢI OÁN
Bảy năm trước lúc tôi đang giảng Kinh Di Đà ở nhà ban trưởng Lý Thủy Cẩm, ban Kim Cương ở đường Nam Kinh, lúc đó có vị thính chúng rất thành khẩn họï Dương tên Khuyến, hơn ba mươi tuổi, cô ta rất giỏi làm ăn, đã từng kết hôn, do vì hai vợ chồng trẻ cá tính không hợp nên chia tay nhau. Nhưng cô Khuyến này là người rất biết giữ đạo của người phụ nữ, cho nên sau khi hai ông bà già chồng qua đời, mặc dù đã ly hôn với chồng, cô Khuyến vào tiết Thanh Minh hàng năm, vẫn về nhà mình ở Lộc Cảng sắm sửa những đồ bánh lễ, rượu, đồ tế v.v… đi đến mộ của cha mẹ chồng cúng bái.
Bảy năm trước, cô Khuyến còn là tín đồ Phật giáo sơ cơ, đến tiết Thanh Minh vẫn về cố hương, sắm sửa rất nhiều đồ, rồi cùng đứa cháu gái và mấy đứa bé hàng xóm đến cái mả hoang đó cúng vái cha mẹ chồng có duyên mà không nợ, cô ta đang phủ phục lạy và nhớ lại ngày trước, bỗng nhiên nghe đứa cháu gái mười tuổi đứng bên mộ bia kêu lên: “Cô ơi! Hôm nay cô đi cúng mộ cúng sai rồi, chúng ta là họ Dương, còn cái mộ này họ Hứa, không đúng rồi. Cô à! Chúng ta về nhà đi, về sau không cần phải lại đây cúng bái mộ họ Hứa này nữa”. Do vì con bé này nhìn thấy họ ở bia đá trên mộ, không biết nội tình. Tôi hỏi cô Khuyến: “Cô có giải thích cho nó không?”. Cô Khuyến nói: “Đối với con nít làm sao nói những chuyện quá khứ như thế này! Tôi liền chia bánh trái cho đám mục đồng, thôn nữ, mang rượu, thức ăn, đồ tế về chia cho mấy đứa nhỏ đi theo ăn, tôi thì đi vội về Đài Trung”.
Sau khi cô Khuyến về Đài Trung 12 giờ đêm đó, người em trai ở Lộc Cảng đột nhiên vội vã đến, rất lo lắng hỏi rằng: “Chị à, chị hôm nay dẫn cháu đi đến mộ, có làm cái gì không đúng không? Tại sao ăn cơm tối xong, em đang viết bài, bỗng nhiên cháu nó kêu to đau đớn lên, cứ nói: “Ba ơi! Má ơi! Có rất nhiều quỷ từ ngoài cửa sổ vào, đều vươn dài tay ra muốn bắt con đi, họ mắng con hay xía vô chuyện người ta, biểu người ta sau này đừng đi cúng bái nữa, ba má ơi, con sợ quá!”. Em trai cô lại nói: “Chẳng những như thế mà lại còn phát sốt cao nữa! Cho nên cả nhà kêu em nhanh chóng đến hỏi chị, hôm nay ra mả, rốt cuộc là chuyện như thế nào?”. Cô Khuyến liền đem việc ở mả nói với em trai. Cô ta nói: “Có lẽ là những hồn quỷ bị nói là không phải nhà họ của mình đó, chị sáng ngày mai nhờ các vị liên hữu đi tụng kinh siêu độ là được rồi”.
Qua sáng hôm sau, cô Khuyến liền đến nhà ban trưởng nói với Lý Thủy Cẩm rằng: “Hôm qua cúng mộ, đứa cháu gái không biết nên nói những lời có lỗi với người chết, tối hôm qua liền đến gây chuyện, làm cho thằng em tôi ngay đêm hôm đến nói với tôi. Hôm nay đến đây thỉnh cầu ban trưởng nghĩ cách dùm”. Ban trưởng Lý Thủy Cẩm thật từ bi liền cùng phó ban trưởng Lâm Ngọc Kính, luôn cả cô Khuyến, ba người đi đến Lộc Cảng tụng một quyển kinh Di Đà, hai mươi mốt biến chú vãng sanh và chú đại bi, Tâm kinh v.v… cho con bé, tiêu tai giải nạn cho nó, và cho nó uống nước chú đại bi, lại bảo cả nhà niệm A Di Đà Phật nhiều vào. Thật là không thể nghĩ bàn, nhiệt độ của con bé hạ dần, bình an vô sự như thường. Cô Khuyến từ đó cảm thấy Phật pháp vô biên, càng phát tín tâm sâu chắc, tinh tấn hơn gấp bội.
Tháng 2 năm ngoái, lúc liên xã mở cuộc họp nhỏ, cô Khuyến đứng dậy xin hỏi sư phụ Bính Công. Cô nói: “Con trước kia chưa tin Phật, trong nhà có cúng một tượng Vương Gia Công, em gái con cũng làm một miếng kim bài nặng 3 tiền đeo trên ngực của tượng thần. Bây giờ con đã là đệ tử Tam Bảo, con muốn thỉnh tượng Vương Gia Công đó đưa đến miếu thần và lấy miếng kim bài đó ra đem đi bán, rồi lấy số tiền bán được khắc một tượng Địa Tạng Bồ Tát, em gái con đã đồng ý. Xin hỏi sư phụ có được hay không?”. Sư phụ đáp rằng: “Được! Nhưng tượng Địa Tạng Bồ Tát này phải viết rõ là Vương Gia Công cúng hiến, bởi vì miếng kim bài của em gái cô đã dâng cho Vương Gia Công rồi, kim bài là vật sở hữu thuộc về Vương Gia Công. Nếu làm như lời ta nói thì không có lỗi”. Do đây có thể thấy, cô Khuyến bây giờ đã là một tín đồ Phật giáo chánh tín vậy.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:53 sáng
40. VIỆC SANH TỬ CỦA AI, TỰ NGƯỜI ĐÓ GIẢI QUYẾT
Lại nói cô Khuyến vào một buổi sáng chủ nhựt tháng trước đến liên xã nói với tôi rằng: “Sư tỷ Khán Trị! Nhất định phải học biết khóa tụng, tụng kinh niệm Phật, tụng chú vãng sanh của hai thời khóa sớm tối, để một khi tai nạn đến, thì tự mình biết niệm, mới có thể tự cứu” Cô ta lại nói: “Do vì hai tháng trước, tôi ở Chương Hóa có một người ông bà con, nửa năm trước bị mắc một chứng bệnh, theo lời bác sĩ ở một bệnh viện lớn ở Đài Bắc nói là bị ung thư đường ruột, đã từng mổ ở một bệnh viện lớn, theo bác sĩ nói ruột già của ông ta như vẩy cá không thể cắt bỏ, kêu con trai của ông nhanh chóng đưa ông về nhà, muốn ăn thứ gì mua cho ổng ăn là tốt rồi!”. Tôi nghe nói ông mắc chứng bệnh bất trị liền đi đến Chương Hóa thăm ông. Đến gặp bà, bà nói với tôi: “Ông của con đã có dặn: Lúc ông ta sắp lâm chung, cần phải trợ niệm tám tiếng đồng hồ cho ông ta, không được khóc, đám tang phải làm chay, toàn bộ phải làm theo nghi thức Phật giáo”. Tôi nói: “Mọi người ở đây chưa từng thấy qua người ta trợ niệm, làm sao mà biết trợ niệm? Nếu như lúc cần hộ niệm, bà gọi điện thoại cho con, con ở Đài Trung mời thêm mấy vị liên hữu đến trợ niệm giúp cho bà”.
Vào đầu tuần tháng hai, tôi nhận được điện thoại của bà tôi ở Chương Hóa nói ông sắp vãng sanh rồi, tôi vội vàng đi mời hai vị liên hữu nữa cùng tôi đến Chương Hóa, thì chỉ thấy ông ngồi dựa trên ghế dựa nhà khách, đã hôn mê không còn biết gì, khắp mình mồ hôi nhễ nhại, hơi thở khó khăn, tôi liền cùng hai vị liên hữu bắt đầu niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật. Một điều khiến cho người ta yên lòng nhất là cả nhà con gái, con trai, các cháu đều vây quanh lại đồng thanh niệm Phật, niệm đến trưa ông đã tỉnh táo trở lại, liền nói với mọi người rằng: “Vừa rồi có rất nhiều hung thần ác quỷ muốn bắt tôi đi, nhưng pháp lực của Phật A Di Đà chúng ta vô biên, bây giờ đã đi hết rồi, tôi muốn vào phòng yên nghỉ một chút”. Cô Khuyến thấy ông ta nói chuyện đã như người bình thường rồi, liền dẫn hai vị liên hữu cùng đến, đi ra quán chay gần đó ăn cơm trưa, sau đó mua hai vé xe đưa họ về Đài Trung trước.
Cô Khuyến do vì buổi chiều lại đến nhà người bà con thăm ông nên không cùng hai vị liên hữu cùng về, cô Khuyến lại có một bà dì ở cửa Nam, liền trước đến bà dì nói ý muốn nghỉ một chút, bà dì đương nhiên rất hoan nghênh, liền dọn một phòng khách sạch sẽ, yên tĩnh cho cô nghỉ. Cô Khuyến một mình ngồi trên giường, lúc còn chưa nhắm mắt, bỗng nhiên nhìn thấy rất nhiều hung thần ác quỷ đi đến, túm chặt đầu tóc của cô dộng xuống giường túi bụi, làm cho cô Khuyến đau đến nỗi ngay cả đến niệm Phật cũng niệm không ra tiếng, đành dùng tâm niệm A Di Đà Phật, tâm niệm không ngừng, bọn ác quỷ kia đương cự không lại, mới buông ra chạy đi.
Cô Khuyến tỉnh lại không dám nói với bà dì vội vã từ biệt, cũng không có đến nhà người ông bà con nữa, mà đón xe đi thẳng về Đài Trung. Vừa vào đến trong nhà vội vã đến bàn Phật đốt đèn thắp hương lên tụng kinh A Di Đà, lại còn tụng mấy trăm biến chú vãng sanh, rồi lại niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật. Tụng niệm xong, liền quỳ xuống hồi hướng rằng: “Bạch Phật A Di Đà, xin ngài làm chủ cho con, con hôm nay tụng kinh, chú, niệm Phật, hết thảy xin bố thí cho những hung thần ác quỷ đánh con hồi trưa ở Chương Hóa, khiến cho họ lìa khổ được vui, về sau không còn đến quấy rầy con nữa, và cũng không còn quấy rầy người ông bà con của con nữa”. Thật là không thể nghĩ bàn, từ đó về sau cô Khuyến được bình an vô sự, người ông bà con cũng lần lần mạnh khỏe lại như thường, đã có thể đi bộ đến chợ gần đó đi tản bộ hóng mát, mãi đến ngày 23 tháng Tư, 3 giờ đêm bỗng nhiên dứt thở, nhứt thời không kịp mời người đến trợ niệm. Đây chứng minh, lúc bình thường không có cái nhân niệm Phật, lúc lâm chung không có được cái duyên trợ niệm, mặc dù mong được người trợ niệm, nhưng cũng không thể được!
Cho nên nói: “Ai ăn nấy no, việc sanh tử của ai người đó giải quyết”. Độc giả nếu muốn tiêu tội nghiệp cầu vãng sanh, thì nhất định phải tự mình niệm Phật cho nhiều, bảo đảm nơi ở được bình an, đi ra đường được vô sự. Đồng thời thân này lúc mạng chung, được gặp duyên lành, vãng sanh Cực lạc.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:54 sáng
41. THƯỜNG NIỆM PHẬT ĐƯỢC THOÁT KHỎI TAI NẠN
Một câu A Di Đà Phật, vốn là thuốc A Già Đà, có thể trị bá bệnh tiêu tai khỏi nạn, thật sự rất tốt. Ở đây lại kể ra một vị niệm Phật thành khẩn được cảm ứng. Nhà vị cư sĩ này ở đường Tam Dân Đài Trung, nguyên quán Phúc Châu, tên là Tôn Phụng Anh tuổi khoảng hơn ba mươi. Cô ta lúc trẻ ở Đại lục đã tin Phật, đã trồng căn lành. Lúc kháng chiến thắng lợi, Đài Loan được khôi phục, sau khi cô ta chuyển về Đài Trung, bắt đầu niệm Phật, do vì là hàng xóm của bà Vạn, đã từng tham gia ban Phục Hưng của liên xã, nhưng cô ta cách ban Song tu rất gần, buổi giảng kinh các ngày chủ nhựt thường đều tham gia. Có một hôm cô ta nói với tôi: “Sư tỷ! Tôi niệm Phật A Di Đà được cảm ứng như thế, sao mà khuyên người ta niệm Phật, người ta đều chẳng chịu niệm?”. Tôi hỏi cô ta từng được cảm ứng như thế nào? Cô ta liền đem một đoạn sự thật bảy năm trước nói với tôi.
Cô ta nói: “Vào tháng 7, bảy năm về trước có một lần bão lớn. Nhà vệ sinh lúc trước của nhà tôi là làm bên một con rạch sau nhà, cách nhà một đoạn. Kế bên nhà vệ sinh có một cây đa lớn từ thời Nhật chiếm cứ để lại. Tôi 9 giờ tối đêm đó ra đi vệ sinh. Lúc bước vào nhà vệ sinh, bên tai liền nghe dường như có người nói với tôi “Nhanh nhanh đi ra! Nguy hiểm, nguy hiểm!”, liên tiếp nghe được ba, bốn lần như thế. Tôi sợ quá chạy ra ngay, u một hơi chạy vào trong nhà bếp, bỗng nhiên nghe một tiếng rầm to như sét đánh, chỉ thấy cây đa to kia bị gió thổi ngã, ngã xuống đúng ngay nhà vệ sinh, nếu như nó ngã vào nhà thì thật không biết ra sao! Chồng tôi vừa nhìn thấy nhà vệ sinh bị cây đa ngã đè, liền to tiếng gọi con cái, biểu nhanh nhanh ra cứu má tụi bây, bả đang ở trong nhà vệ sinh kìa! Nếu như bị đè thì tiêu rồi! Tôi lúc đó từ nhà bếp ung dung đi ra vừa cười vừa nói với chồng con rằng: “Tôi ở đây nè, không cần phải lo sợ, do vì Phật A Di Đà kêu bên tai tôi nhanh chóng đi ra, nguy hiểm, nguy hiểm! Thành ra tôi không đi vệ sinh gì cả liền chạy ra, vừa chạy đến nhà bếp cây đa to liền ngã xuống. Nếu như không có Đức A Di Đà Phật đại từ đại bi cứu tôi, e rằng bây giờ tôi đã tan xương nát thịt rồi!”. Tôi nghe xong truyện cảm ứng của cư sĩ Tôn Phụng Anh, bèn khen và chúc phúc cô ta. Lại hỏi cô ta: “Phương pháp tu hằng ngày của cô như thế nào?”. Cô ta nói: “Chồng tôi là một viên chức nghèo, lại có sáu đứa con vừa trai vừa gái, cho nên nhất định phải lượng mức thu mà chi. May được tu theo pháp môn này không cần phải tốn tiền gì cũng có thể tu được. Tôi hằng ngày sớm tối ngoài thắp hương lễ Phật ba lễ ra, lúc giặt đồ cũng niệm Phật, lúc nấu cơm cũng niệm Phật, lúc quét nhà cũng niệm Phật. Tôi cứ như thế luôn luôn niệm trong tâm tôi. Gặp người hàng xóm liền khuyên họ niệm Phật, khuyên họ đi nghe giảng kinh, đáng tiếc là họ đều không tin, có người còn cho tôi là ngu mê, cho nên xem họ suốt ngày đều nói chuyện tào lao luống qua ngày tháng, rất là tội nghiệp cho họ”. Tôi liền an ủi cô ta, nói rằng: “Cô dụng công như thế, tâm không rời Phật, cuối cùng nhất định được giải thoát. Đời này không có biện tài độ chúng sanh, phát nguyện vãng sanh Cực lạc, lúc đầy đủ biện tài, thừa nguyện lực trở lại, cứu độ hết thảy chúng sanh”.
Cư sĩ Tôn Phụng Anh có một hôm lại nói với tôi: “Tôi vào mùa hè năm ngoái, cũng từng nhờ Phật gia bị, thoát khỏi được tai nạn một lần”. Tiếp theo cô ta nói: “Việc xảy ra vào tháng 5 năm ngoái, có một đêm khoảng hơn 2 giờ, ở trên mạch đập của cánh tay trái tôi, đang ngủ bỗng nghiên bị con gì cắn một cái, đau thấu tim phổi, lập tức lớn tiếng kêu đau, chồng tôi và đứa con lớn thức dậy thì thấy một con trùng lớn đang bò trên cánh tay tôi, hai cha con liền tóm lấy con trùng to đó dán chặt trên tường. Tôi lúc đó đau muốn chết, chỗ bị cắn dường như có cái gì đó, nó chạy khắp người, thẳng lên đau đến trên óc, có cảm giác như cái đầu phình to lên như cái đấu, nhưng trong lòng rất hiểu cái đau nhức dữ dội đó, nếu như đau đến trong tim thì bỏ mạng, do vì ngực ngạt đến nỗi thở không được, tôi tự nghĩ nhứt định số mạng đã định sống đến đây là hết, e không có cách gì cứu được! Lúc tôi bị cắn, thì cảm thấy sanh mạng khó giữ, do vì đau quá, tôi liền nhứt tâm to tiếng niệm “A Di Đà Phật”. Mặc dù cái đau đã chạy đến trên óc, cho dù nó chạy đến trong tim, tôi vẫn cứ một mực nhứt tâm niệm Phật, hy vọng Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi đi”. Lúc đó tôi bèn hỏi cô ta: “Chạy đến trong tim là mất mạng, nhưng cô uống thuốc gì hay chích thuốc gì mà cứu được vậy?”. Cô ta đáp: “Đêm hôm khuya khoắt, đi đâu mời thầy thuốc? Không có chích cũng không có uống thuốc gì hết, tôi tự mình một lòng một dạ chỉ muốn vãng sanh Tây phương, cứ niệm Phật mãi không dứt, niệm đến không còn sợ gì nữa hết, trong tâm không còn vướng mắc chút gì, chỉ có một câu “A Di Đà Phật”. Ngay lúc đó, bỗng nhiên thân thể cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu lại, không những đầu không còn đau, ngực cũng không còn ngạt nữa, chưa đến sáng đã tỉnh táo lại, tinh thần cũng vẫn như cũ, nhưng cũng còn rất mỏi mệt, hôm sau nằm nghỉ trên giường một ngày thì bình an vô sự”.
Tôi lại hỏi cô ta: “Con trùng đó nó ra làm sao? Bao lớn? Tại sao cắn người đau ghê gớm vậy?”. Cô ta nói: “Hiện giờ vẫn còn dính trên vách dài khoảng một thước (thước Tàu), có rất nhiều chân”. Tôi hỏi cô ta màu gì? Cô ta nói màu đỏ nhạt. Tôi nói: “Đó chẳng phải là con rít sao? Cô thật là có căn lành, gặp lúc nguy cấp còn biết nhứt tâm niệm Phật, nếu không thì bị rít cắn rất là nguy, còn nguy hơn là rắn độc nữa, thường hay gây ra cho người ta đến chết!”.
Hai chuyện cảm ứng kỳ dị trên đây là chính miệng liên hữu Tôn Phụng Anh nói với tôi.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:55 sáng
42. CÀNH TRÚC BÁO BÌNH AN, RỚT XUỐNG NƯỚC ĐƯỢC CỨU
Sư tỷ Trần Thường Nga là một người rất thú vị, rất từ bi trong làng lão liên hữu chúng tôi. Bà đã có con cháu đầy nhà, ở đường Đốc Hành trung tâm thành phố, hiện đã bảy mươi tám tuổi, nhưng tai mắt vẫn tinh tường, trí nhớ rất tốt, cho nên từ hồi trẻ đã học biết phân các loài cỏ thuốc, mỗi thứ cỏ thuốc nào trị bệnh gì bà nhớ rất rõ ràng. Có một lần tôi hỏi bà: “Sư tỷ! Bà lạy Phật thành khẩn như thế không biết đã từng được cảm ứng chưa?”. Bà ta nói rất nhiều, thế là bắt đầu kể việc cảm ứng niệm Phật của chính bà đã trải qua.
Sư tỷ Thường Nga nói: “Khoảng 18 năm trước, lúc tôi ở Ô Nhựt đã quy y Tam Bảo, sớm tối rất thành kính lạy Phật. Có một hôm ngủ trưa, chiêm bao thấy một thiếu nữ mặc đồ trắng, tay cầm cành trúc dài khoảng bốn thước (thước Tàu), hai đầu dùng vải đỏ bịt lại, rất là đẹp. Thiếu nữ áo trắng nói: “Tuổi thọ đã đến rồi! Cầm cành trúc này, cho bà trị bệnh đó!”. Nói xong liền biến mất. Đến khi tôi thức dậy, cảnh trong chiêm bao vẫn cứ như trước mắt. Liền nói với con dâu việc trong mộng, con dâu cũng ngơ ngác không biết gì!
Đến hơn 5 giờ chiều, đứa cháu nội nói với tôi là ông bác nhà kế bên bị cảm nặng, muốn bà nội tìm cỏ thuốc cho ông ta uống, tôi liền lấy một cái giỏ, đi tìm cỏ thuốc, nửa đường gặp một thằng nhỏ, nó nói: “Bà ơi! Phía trước có một con chó dữ hay cắn người ta, bà nên đề phòng”. Tôi liền thuận tay bẻ một cành trúc bên đường, rồi nói với thằng nhỏ: “Cám ơn cháu, bà đã có cành trúc này, chó đến không có sợ”. Thật tình con chó nó sợ cành trúc, ngay cả không dám sủa một tiếng.
Đợi đến lúc tôi tìm cỏ thuốc đủ rồi, ở bên con rạch, bỗng có một đứa mục đồng, dắt một con bò bụng rất to, lúc con bò đó đi đến gần tôi, đột nhiên nó hất đầu một cái làm cho tôi ngã nhào, lộn mình té vào trong con rạch, nước sâu hơn một trượng. Lúc đó trong tâm tôi tự nghĩ nhất định không còn sống được, vì nước sâu hơn trượng chảy mạnh, chân đạp không tới đáy, lúc thân nổi lên, giỏ thuốc đã bị nước cuốn đi, nhưng cành trúc vẫn còn nắm cứng không buông, tôi lại không biết bơi thành ra cứ uống nước ồng ộc. Trong lúc nghìn cân treo sợi tóc, chú bé mục đồng rất thông minh, liền lớn tiếng kêu: “Bà ơi, cành trúc nắm trong tay bà, đưa qua bên này đi tôi kéo bà lên!”. Tôi nghe xong liền đưa cành trúc qua cho mục đồng, hai tay nắm chặt lấy, chú mục đồng cũng rất cố sức, cũng hai tay nắm chặt lấy cành trúc, từ từ kéo tôi lên, cuối cùng cứu được tôi lên bờ.
Người ta nhìn thấy y phục tôi ướt sũng hết, thật giống như con gà mắc nước, đều khen tôi có phước. Nghe nói tại chỗ đó người ta rớt xuống đều bị nước cuốn đi, không có người nào được cứu, đã có mấy chục người chết nơi đó, tôi mới nhớ lại giấc mộng kỳ diệu, cành trúc và thiếu nữ bạch y cho tôi thấy trong mộng, cùng với cành trúc bẻ bên đường dài như nhau, chỉ là trúc ở nhơn gian không có đẹp như thế.
Trên đây là truyện linh cảm đã từng trải qua do sư tỷ Thường Nga thuật lại. Tôi liền khen ngợi bà ta có duyên với Phật A Di Đà, Phật A Di Đà lại có tên là “Vô Lượng Thọ”, đức Quan Âm đại sĩ hóa làm thiếu nữ bạch y nói với bà: “Tuổi thọ đã đến, tặng bà cành trúc này cho bà trị bệnh”, cành trúc trong mộng vốn là điều tốt đẹp nhất, nên nói là điềm tốt “trúc báo bình an”, đây là lòng từ bi của đức Đại y Vương Vô lượng thọ Phật vì cứu trị tai họa cho bà, khiến cho bà khỏi được oan hồn trong nước; cành trúc này chính là điềm báo trước cho bà được bình an, có thể thấy được Phật pháp vô biên, không thể nghĩ bàn.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:55 sáng
43. Ở CÕI ĐỜI NÀY TRƯỚC ĐƯỢC NGHE THIÊN NHẠC Ở HƯ KHÔNG
Lại nói về sư tỷ Thường Nga, từ sau khi biết đi chùa lạy Phật, hai thời khóa sớm tối tụng Kinh Di Đà, tụng đến rất thuộc, từng chữ rõ ràng, cho nên có mấy vị lão liên hữu đều thích nhờ bà dạy học Kinh Di Đà, khi bà tụng đến đoạn “thường tác thiên nhạc, xuất vi diệu âm” bà thường nghĩ: “Nếu như trước khi chưa vãng sanh, trong đời này, ở cõi này mà có thể nghe được âm thanh vi diệu của thiên nhạc, không biết sẽ thích thú như thế nào?”. Trong một mùa hè mười năm trước, phía sau nhà ở của sư tỷ Thường Nga có trồng một giàn dưa leo, từng trái từng trái vừa to vừa non lủng lẳng, lão sư tỷ mắt nhìn dưa vừa chín, muốn ăn thử quả dưa tươi mới, bèn kêu con dâu vào nhà bếp chuẩn bị trước, tự bà đi ra giàn dưa, leo lên trên thùng phuy xăng muốn hái dưa, đang lúc hái hết trái này qua trái khác, vừa hơi không cẩn thận, cái thùng phuy xăng không chịu được nặng, lão sư tỷ và cả thùng ngã lăn ra, nằm im dưới giàn dưa khoảng mười mấy phút, con dâu của bà đợi trong bếp thấy lâu quá, nghĩ sao mà má chồng đi hái dưa lâu như thế mà chưa vào, liền đến giàn dưa xem, vừa trông thấy sợ hãi thất sắc, liền miệng la lên “Má, má!”. Lại cho là bà bị chấn thương não, hôn mê ngã trên đất không biết gì nữa! Lúc đó đột nhiên sư tỷ chặn lại sự huyên náo của con dâu: “Đừng kêu nữa! Ta đang yên tĩnh nghe tiếng nhạc hay ho kỳ diệu, nghe đến tinh thần sảng khoái, bị ngươi kêu, làm mất tiêu hết rồi!”. Con dâu của bà nói: “Âm nhạc ở đâu, sao con không nghe thấy?”. Sư tỷ lại nói với tôi: “Lúc đó tôi ở dưới đất đứng dậy, dựng thùng phuy xăng dậy xong, lại leo lên hái tiếp hai trái dưa, xong mới cùng con dâu đi vào nhà bếp”.
Bà lại nói: “Cho dù bây giờ nhớ lại lúc đó, thì âm thanh vi diệu của thiên nhạc, thật là ở thế gian chưa từng nghe qua, cho nên nói là một âm nhạc không thể nghĩ bàn!”. Tôi hỏi bà ta “Cái âm thanh vi diệu đó từ hư không đến, hay là âm nhạc phát ra từ chỗ nào đó?”. Sư tỷ nói: “Lúc đó cảm giác như là ở trên đầu, nghe rất gần”. Tôi nửa đùa nửa thật nói: “Vạn pháp do tâm tạo, hồi xưa có một họa sĩ vẽ ngựa, ông ta suy nghĩ rất lâu về cách cấu tạo và động tác của ngựa, tự mình lại biến thành ngựa, chính là cái đạo lý này, do vì chị suốt ngày nhớ tưởng, muốn nghe được thiên nhạc ở hư không của thế giới Cực lạc ở Tây phương, lâu dần bèn thật sự nghe được, có lẽ là tác dụng của tâm lý!”.
Sư tỷ lập tức cải chánh nói: “Đích xác là cảm ứng của Phật A Di Đà, nếu không thì lúc tôi ngã, dưới đất đều là đá gạch vỡ, lại ngay cả một vết trầy sướt cũng không có, lúc đó tôi đã là bà già sáu mươi tám tuổi rồi. Nếu như không phải Phật A Di Đà đại từ đại bi gia hộ, làm gì có được êm thắm như vậy?”.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:56 sáng
44. MỘT TIẾNG DI ĐÀ, KHIẾN XE ĐƯỢC NGỪNG LẠI
Vị lão sư tỷ Thường Nga này còn có một người con gái lớn tên là Nhung, mọi người đều gọi cô là A Nhung, năm nay 43 tuổi, chồng cô là kỹ sư xây dựng, nhà ở Đài Đông. Cô A Nhung này từ lúc trẻ đã bị chứng bao tử thòng, thầy thuốc Đông Tây trị hàng chục năm; những phương pháp bí mật hay những loại thuốc đặc trị đều không hiệu quả, bệânh mãi đã đến gầy như que củi. Năm năm trước sư tỷ Thường Nga đến Đài Đông thăm, nhìn thấy con gái bị bệnh bao tử nặng như thế, liền nhớ đến thuốc A già đà trị được muôn bệnh, liền khuyên con gái chí tâm niệm Phật và kể rất nhiều truyện cảm ứng không thể nghĩ bàn nhờ niệm “A Di Đà Phật”. Dạy con gái phải gắng sức niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật làm cách trị liệu có hiệu quả nhất về mặt tinh thần. Sư tỷ ở Đài Đông mười mấy ngày thì nghe nói gần đó có một cơ sở liên xã Phật giáo, liền dẫn con gái đi đến đó lạy Phật, niệm Phật và quy y Tam Bảo. Từ đó về sau, con gái của bà đã là đệ tử Tam Bảo, làm một vị tín đồ thuần thành của Phật giáo, hai thời khóa sớm tối, dù bận gì cũng đều tham gia đầy đủ. Không biết lúc nào, bệnh bao tử đau khổ nhiều năm nay, rốt cuộc tiêu mất hết, sức khỏe hồi phục. Chỉ có trong một năm, do sự dẫn dắt của sư phụ và các liên hữu, cô ta chẳng những biết tụng kinh, xướng tán, tụng niệm hai thời sớm tối ở liên xã, ngay cả đến các pháp khí cũng đều học biết rành rẽ. Tục ngữ nói: “Phật pháp không phải việc khó, chỉ sợ tâm không chuyên” thật là rất đúng!
Sau khi A Nhung mạnh khỏe trở lại, gia đình ngày càng hưng long, mua thức ăn, làm việc gì thì dùng xe đạp đi, hai năm gần đây, xe đạp bị chê và bị đào thải, liền mua một chiếc xe gắn máy màu đỏ 50 phân khối, muốn đi đâu thì đi, vừa tiện vừa khỏe, suốt ngày rất vui vẻ, vừa làm Phật sự, vừa giúp nghiệp vụ cho chồng, nhất là nhiệm vụ người đàn bà trong gia đình, trong ngoài đều tươm tất.
Vào tháng 3 năm ngoái, một hôm hơn 8 giờ sáng A Nhung như thường lệ chạy xe gắn máy muốn đến chợ mua đồ, đi được nửa đường bỗng nhiên máy xe xảy ra sự cố, thắng chân thắng tay đều hư, không thắng lại được, liền tức thời xe như con ngựa hoang, xông xáo bừa bãi, đại khái mỗi con đường ở Đài Đông đều chạy qua như giông như gió, nguy hiểm suýt đụng chết một cô gái vùng núi, may mà cô gái né rất nhanh, chưa bị tai nạn. Lúc nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc này, A Nhung trong lòng sợ đến nỗi mơ mơ màng màng, cũng không có cách gì, cứ chạy mãi. Lúc sắp xông vào một cửa hàng, trong khoảnh khắc sắp đụng vào cây cột to trước cửa, thì trong miệng A Nhung bỗng nhiên kêu to một tiếng “A Di Đà Phật”. Nói ra cũng thật kỳ lạ, chiếc xe gắn máy đó lập tức thụt lùi lại, lùi đến chính giữa đường lộ, chiếc xe tự động dừng lại, A Nhung vội vã xuống xe, sợ đến nỗi mặt không còn chút máu, tim đánh thình thịch, trong miệng thì vẫn cứ niệm “A Di Đà Phật” không ngớt.
Lúc đó rất nhiều người vây lại xem, người và xe không việc gì, mọi người đều chúc phúc cho cô ta, nói là: đại nạn mà không chết, nhất định là có phước dày. A Nhung sau khi trải qua lần tiêu tai khỏi nạn này, liền nhớ lại mẹ có tâm từ bi khuyên cô niệm Phật, trước thì hết chứng bệnh quái ác, tiếp theo lại được giải thoát lần tai hoạ ghê gớm này, cho nên vô cùng cảm tạ, bèn nhờ người đến Đài Trung mời mẹ của cô đến ở chơi vài tháng.
Chuyện trên đây là sư tỷ Thường Nga sau khi từ Đài Đông về, đến cuộc họp liên nghị, chính miệng nói với tôi một sự thật niệm Phật cảm ứng của con gái bà.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:56 sáng
45. ĐỊA TẠNG BỒ TÁT CHỈ ĐIỂM BÌNH AN
Thân là cội gốc của các khổ, vốn không đáng tiếc; nhưng thân có thể tải đạo, cũng không thể không trân trọng. Những lời này là những lời của các bậc Đại đức thuở xưa tả về cái thân này của chúng ta là cái thân nghiệp báo chứa nhóm những tội ác, sống trên cõi đời chẳng qua chỉ vài mươi năm ngắn ngủi, đâu đáng quý trọng. Nhưng nếu muốn được giải thoát thì phải mượn giả tu chân, chẳng kể là tu học Phật pháp hay lạy Phật, niệm Phật, đều phải nhờ vào thân này; lúc tự mình gặp phải tai nạn nguy khổ thì tự mình niệm Phật, tự mình được cứu. Không tin, hãy xem chuyện dưới đây:
Vào 3 giờ chiều ngày chủ nhật 12 tháng 6 âm lịch là ngày hội giảng kinh định kỳ của ban Song tu của Liên xã. Đến 5 giờ giảng xong, sau khi niệm kệ hồi hướng bỗng có một vị thính chúng mới, đứng dậy hướng về mọi người nói: Nhà tôi ở Hợp tác Tân thôn, chồng tôi họ Hoàng, tôi hiện muốn đem chuyện cảm ứng chính tôi đã trải qua báo cáo cho mọi người nghe, để đáp tạ ân đức của Phật A Di Đà và Địa Tạng Bồ Tát.
Bà Hoàng kể: Vào tháng 2 năm Dân quốc thứ 54, tôi có một lần đi du lịch ở Đài Bắc, ở chợ gặp một người gánh một gánh rùa mời chào, hỏi tôi muốn mua rùa không? Tôi liền nói với anh ta: “Tôi là người xứ khác, mua rùa làm gì?”. Tôi chơi ở Đài Bắc hai ngày về đến Đài Trung, qua ngày sau thì ở chợ Đệ Nhất lại gặp người bán rùa ở Đài Bắc, bị anh ta nhìn thấy, lại kêu tôi và nói: “Bà ơi! Ở Đài Bắc bà nói bà là người xứ khác, bây giờ bà đã về nhà rồi, bà nên mua đi!”. Tôi liền bỏ ra 50 đồng mua bốn con rùa đem về nhà, đưa cho con dâu bảo nó đem bỏ ở miếng đất trống phía sau nhà để nuôi, hằng ngày cho ăn lá cải và cơm. Có một hôm lúc tôi không có ở nhà, con dâu tôi liền bắt một con rùa ra giết, đứa con gái nhỏ mười lăm tuổi của tôi, ở bên nhìn thấy thì sợ quá, co rút hai tay ra phía sau nói với con rùa rằng: “Rùa ơi! Tay của tao bị người ta cột rồi, nên không thể cứu mày được”. Lúc tôi về nhà thấy một con rùa bị giết liền quở trách con dâu rằng: “Mua rùa về là để phóng sanh, không phải để cho cô giết ăn”. Đêm đó tôi nằm mộng thấy một người nói với tôi: “Tai họa của bà đến rồi”. Lúc thức dậy trong lòng cảm thấy thắc thỏm không yên.
Đứa con gái nhỏ của tôi ba năm trước là mười lăm tuổi, học tiểu học, sau khi nhìn thấy cảnh giết rùa, một buổi sáng ba ngày sau, lúc nó chạy xe đạp đi học ở trên đường Tự Do, thì bị một chiếc xe ba gác máy chở heo đụng ngã, người lái xe ba gác máy đó nhìn thấy cô bé lúc cả người lẫn xe ngã bên đường, trong miệng vẫn còn la to ba lần “A Di Đà Phật” rồi trong miệng chảy ra rất nhiều nước dãi, trong lỗ tai lại chảy máu ra, liền hôn mê bất tỉnh nhân sự, may mà anh lái xe ba gác máy đó tức khắc nhảy xuống bồng nó lên, đón taxi đến bệnh viện khoa ngoại Trọng Tân, bác sĩ nói: xương đầu đã vỡ và ra máu, không dám nhận trị! Anh lái xe đó lại đưa nó đến bệnh viện khoa ngoại Lý Hựu Kiết, bác sĩ Lý vừa xem cũng nói thương thế rất nặng, đầu vỡ, máu chảy, bất tỉnh nhân sự, hãy nhanh chóng đưa đi bệnh viện tỉnh lập (bệnh viện nhà nước ở Đài Trung). Anh lái xe lại đưa nó đến khoa ngoại của bệnh viện tỉnh lập, anh lái xe năn nỉ bác sĩ: “Trong nhà cô bé này, chắc chắn có người tin Phật, đang lúc hai xe đụng nhau trong miệng cô ta vẫn còn la to “A Di Đà Phật” luôn ba lần, rồi mới chảy nước dãi, và hôn mê luôn. Xin bác sĩ nhanh nhanh chích thuốc cấp cứu dùm”
Lúc cô bé cấp cứu ở bệnh viện may mà có một nhân viên trong cửa hàng bán gạo nhận biết nó, liền chạy đến nhà tôi ở hợp tác xã Tân Thôn cho chúng tôi hay việc tai nạn xe, vợ chồng tôi tức thời đến bệnh viện xem, chăm sóc, lúc đó con bé còn có hơi thở thoi thóp yếu ớt, máu trong lỗ tai vẫn còn chảy ra mãi. Lúc đó người làm cha mẹ mắt nhìn thảm trạng của con gái như thế, thật đau lòng, không dám nghĩ sẽ hồi phục lại như cũ; bác sĩ cũng không dám bảo đảm chắc về tính mạng, tất cả bà con bạn bè đến thăm hỏi an ủi cũng đều nói lành ít dữ nhiều, mãi đến ngày thứ sáu tính từ hôm vào viện, vẫn cứ trầm trọng như thế, không có một chút biến đổi nào khả quan.
Nhưng kỳ tích không thể nghĩ bàn, khiến người khó tin nổi, cuối cùng đã xảy ra. Vào cái ngày thứ sáu đó, trong đêm lúc tôi đang nửa thức nửa ngủ, thì nhìn thấy một vị Bồ Tát tướng mạo trang nghiêm, đến bên giường bệnh nói với tôi: “Ta là Địa Tạng Bồ Tát đến báo tin cho ngươi, con gái của ngươi rất có căn lành, hiện đang ở chỗ của Phật tổ, ngày mai sẽ trở lại, nó sẽ còn mau lành bệnh hơn những người bệnh khác trong phòng nữa, ngày mai có thể xuất viện, sau này thân thể mạnh khỏe, bình an vô sự”. Nói xong phất phới bay đi.
Lúc tôi đem cảnh trong mộng này nói với chồng tôi, hai người đều nửa tin nửa ngờ hầu như cho là không thể có việc dễ dàng cho mình như thế. Qua ngày thứ bảy, con nhỏ vẫn cứ hôn mê chưa tỉnh, nếu như thế tôi là kẻ nằm mộng mê mờ, nhưng ông ta lại nói với tôi là Địa Tạng Bồ Tát đến chỉ điểm cho tôi mà, nói nghe rõ rõ ràng ràng!… Lúc đó chồng tôi đang ngồi một bên giường của con gái, thì bỗng nhiên cánh tay phải đã một tuần không có nhúc nhích, giở lên rờ rờ mặt của ba nó, tay trái cũng đồng thời giở lên, hai tay rờ rờ mặt ba nó một hồi, lúc rờ đến cái cà vạt, liền cuốn tròn cái cà vạt lại, rồi mở mắt ra, mặt mày hớn hở kêu lên “Ba!”. Lúc đó người làm cha mẹ nhìn thấy con gái đã nói chuyện được, con ma bệnh như biến mất, nỗi vui trong lòng thật khó tả. Con nhỏ lại nói: “Con không có bệnh gì hết, tại sao lại nằm bệnh viện?”, liền liếng thoắng đòi về nhà. Ngay trong buổi chiều ngày hôm đó, cuối cùng thật sự xuất viện về nhà. Con bé từ sau khi về nhà, tinh thần mãi đến nay rất tốt, trí huệ lại tăng trưởng, hiện học trung học thành tích lại hạng ưu, dung mạo cũng thay đổi xinh đẹp phước tướng. Phật, Bồ Tát đại từ đại bi khiến cho nó khởi tử hồi sinh, thật là không thể nghĩ bàn.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:57 sáng
46. CHÍ THÀNH NIỆM PHẬT, ĐƯỢC VÃNG SANH VỚI SẮC DIỆN HÒA VUI
Lại nói về bà Hoàng, bà ta lại kể với mọi người rằng: gần nhà của bà có một tiệm uốn tóc của ba chị em mở ra, mọi người đều gọi mẹ của ba chị em là bà chủ, thành ra cũng không biết tên họ ai hết. Do vì mẹ của ba chị em muốn đi theo ngoại đạo, nên bà Hoàng đến dẫn dắt bà ta theo Phật, kể cho bà ta nghe rất nhiều sự tích cảm ứng, và mời bà ta đến nhà tham bái tượng Phật trang nghiêm. Mẹ của ba chị em đó thấy bà Hoàng có hai xâu chuỗi treo trên tường liền nói: “Bà có hai xâu chuỗi, cho tôi một xâu được không?”. Bà Hoàng liền nói: “Không được! Không được! Để hôm khác tôi đi tìm một xâu cho bà”. Bà Hoàng lúc đó cười cười nói: “Tôi thật sự lúc đó có chút bỏn sẻn!”.
Qua mấy ngày sau lúc hơn 5 giờ sáng đứa con trai kế của bà Hoàng vừa mở cửa liền lớn tiếng kêu lên: “Má à, xâu chuỗi của má làm sao mà rớt bên cửa nè!”. Bà Hoàng vừa ngồi dậy bước xuống giường, bèn chân không chạy đến cửa xem, đúng là một xâu chuỗi, hai tay nhặt lên xem kỹ đúng là một xâu chuỗi hạt Bồ đề thật 108 hạt, lại có đính một miếng nhỏ tượng Tây phương Tam Thánh. Lúc đó trong tâm bà Hoàng nghĩ: Hôm nay là ngày mùng 2 tháng giêng, không biết người tu hành ở đâu đánh mất xâu chuỗi, hiện chắc chắn đang rất lo, bà nghĩ tới nghĩ lui, hay là đem xâu chuỗi đến bến xe công cộng đưa cho nhân viên làm việc ở đó và cô trưởng trạm xe nói: Xin đem xâu chuỗi này treo lên trên lồng đèn sắt mời nhận, nếu như người nào đánh rơi lại nhìn, thì trả lại cho người ta. Nhưng qua ba ngày, lúc bà Hoàng trở lại bến xe xem, thì xâu chuỗi vẫn còn treo y nguyên chỗ đó. Có một anh tài xế nói với bà: “Bà ơi! Tôi muốn xâu chuỗi đó, bà cho tôi được không?”. Bà Hoàng nói: “Không được! Không được! Xâu chuỗi này là của mẹ ba chị em xin. Có lẽ là Phật A Di Đà đưa đến cho bà ta đấy”. Nói chưa dứt lời, thật rõ khéo, mẹ của ba chị em đã đến trước mặt, bà Hoàng liền lấy xâu chuỗi cho bà ta, bà mẹ của ba chị em hai tay tiếp lấy, vui mừng hớn hở, luôn miệng cảm tạ lòng từ bi của Phật.
Lại nói về ba chị em đó còn có một bà nội đã tám mươi bốn tuổi, bệnh tật triền miên suốt mấy tháng, đã đến lúc nguy kịch khó chữa, khoảng năm ngày rồi không ăn được gì, ngày qua đêm lại tinh thần rối loạn điên đảo, kêu nói lung tung. Mẹ của ba chị em liền nghĩ đến phải mời bà Hoàng đến nhà hỏi thăm ý kiến xem phải làm thế nào? Bà Hoàng đến ngay nhà họ, vừa xem người sắp mạng chung, hiện ra những tướng xấu như thế, tức thời gọi con cháu cả nhà tề tựu lại, nói với họ rằng: “Tất cả đều phải chí thành chắp tay ở bên bà cụ niệm A Di Đà Phật, nếu ai không biết niệm, chỉ cần niệm theo tôi, từng câu từng câu không được lộn lạo, niệm phải cho rõ ràng, có quy củ!”. Thật là Phật pháp vô biên, không thể nghĩ bàn. Mọi người niệm được hơn một tiếng đồng hồ, thì gương mặt nhăn nhó khó coi của bà già lúc nãy, bỗng nhiên đổi ra vui vẻ, hòa nhã, trong miệng cũng niệm theo “A Di Đà Phật”. Cả nhà trông thấy cảnh này trong lòng ai nấy đều rất vui mừng, niệm tiếp mãi hơn mười phút sau thì bà được an nhiên vãng sanh. Bà Hoàng lại dạy họ: người mất, sau khi hết thở tám tiếng đồng hồ, tiếng niệm Phật không được gián đoạn. Cả nhà ba chị em đối với bà Hoàng thật là mang ân vô cùng, bởi vì bà đã cứu được bà nội của họ thoát ly được biển khổ.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:58 sáng
47. DIÊM VƯƠNG CŨNG SỢ PHẬT A DI ĐÀ
Nói tiếp về bà Hoàng này, bà lại kể với mọi người một chuyện “Sự vĩ đại của Phật A Di Đà, cả vua Diêm La cũng phải sợ”.
Đây là việc năm năm về trước, ở kế nhà của bà là nhà hai mẹ con cô gái kia mướn ở. Có một đêm vào lúc nửa khuya, bà như nửa mộng nửa tỉnh, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, lại nghe có tiếng rất nhiều người đang kêu mở cửa, bà Hoàng to tiếng hỏi “Ai đó?”, thì nghe tiếng người ngoài cửa trả lời: “Ta là sứ giả vua Diêm La phái đến tìm một người”. Bà Hoàng lại to tiếng nói: “Nhà này của chúng tôi là người theo Phật A Di Đà, không có quan hệ gì với vua Diêm La của các người, đi khỏi đây nhanh đi!”. Nói xong bà liền to tiếng niệm “A Di Đà Phật”, được một lúc bà ngừng lại lắng nghe, bên ngoài đã không còn động tĩnh gì nữa hết, bà liền mở cửa ra xem thử, thì thấy có một đám đông người đang đi hướng ra đường lộ lớn, có người khua chiêng đánh trống, có người mang cờ, lệnh bài, cuối cùng là một người mặc đại bào xanh ngồi một cái kiệu to bốn người khiêng, cả đám đang vội vã chạy. Bà Hoàng lúc đó càng gắng sức niệm Phật hơn. Vừa thức dậy hóa ra chỉ là một giấc mộng nhưng trong miệng vẫn còn niệm “A Di Đà Phật”.
Nguyên là hai mẹ con cô gái nhà kế bên bà Hoàng, cô con gái năm nay mười tám tuổi, vì trên cổ nổi lên một cái nhọt to bằng trứng chim bồ câu, muốn vào bệnh viện mổ cắt bỏ đi, hai mẹ con liền cùng đến một bệnh viện ở thành phố Đài Trung, không may sau khi mổ thì chết! Ngày đó đúng là ngày thứ ba sau cái đêm trong giấc mộng bà Hoàng thấy do nhờ câu A Di Đà Phật mà đuổi được bọn quỷ sai của vua Diêm La, bà Hoàng nói bà rất tiếc cho cô gái, do vì trước khi xảy ra việc bà không biết được hai mẹ con đi nằm viện mổ. Nếu như bà biết thì đã cản, kêu họ không cần đi. Nhưng ba ngày trước bà không dám nói với họ về giấc mộng “vua Diêm La sai quỷ đến đây tìm người” do vì không biết hư thật thế nào, sau khi nói ra e rằng người ta nói dùng lời nói yêu ma mê hoặc người, cho nên không dám nói để nhắc họ chú ý. Đáng tiếc là họ không có tin Phật, cũng không biết niệm Phật để giải mở oán kết. Một mai vô thường đến, người không biết niệm danh hiệu Phật, sẽ chịu sự chi phối của vua Diêm La, không cách gì chỉ đành đi theo ông ta thôi. Mọi người chúng ta thử nghĩ xem: người trì danh niệm Phật có vô lượng vô số chư Phật ở sáu phương nhiều như số cát sông Hằng đều hộ niệm người này. Tất cả quỷ thần và vua Diêm La làm sao dám đến gần người niệm Phật. Nói như thế thì người niệm Phật sẽ không chết ư? Như thế cũng không đúng. Người niệm Phật, nếu như đến lúc thọ mạng hết, thì chỉ có Tây phương Tam Thánh theo âm thanh mà đến tiếp dẫn vãng sanh về nước Phật, một đời thành tựu, vĩnh viễn không có đọa lạc trong lục đạo thọ cái khổ luân hồi này nữa, cho nên xin khuyên các vị độc giả đến với môn trì danh niệm Phật nhiều vào, tự mình niệm Phật, tự mình được cứu.
Posted by Đường Về Cực Lạc on Tháng Bảy 18, 2015 at 3:59 sáng
48. TRONG MỘNG NIỆM PHẬT, CỨU MẸ THOÁT HIỂM
Cơ sở hoằng pháp Vụ Phong của liên xã ở Đài Trung có một vị liên hữu niệm Phật rất cung kính, họ Hầu, tên Anh Mãn, lại có tên là Ngân Tiếu, năm nay 38 tuổi, nguyên quán ở làng quê Tân Dinh miền Nam, 4 năm trước theo chồng dời về ở thôn Thảo Hồ ở Vụ Phong. Cô gái này đời trước trồng nhiều căn lành, sau khi nghe được pháp môn Tịnh độ, tín tâm kiên cố, hai thời khóa sớm tối chưa từng gián đoạn, có được công phu lớn mạnh hơn người: tâm không rời Phật, Phật không rời tâm, cho nên mới được cảm ứng ở trong mộng niệm Phật cứu được mẹ cô ta thoát được nguy hiểm hung dữ.
Ngày mùng 1 tháng 8 là ngày giảng kinh ở cơ sở hoằng pháp, liên hữu Anh Mãn hướng về mọi người thuật lại chuyện linh cảm của cô đã trải qua. Cô ta nói: Phật pháp đích thực không thể nghĩ bàn, chỉ cần thành kính niệm Phật thì ai cũng được lợi ích, được cảm ứng to lớn. Tôi, một năm trước, có một đêm trong mộng, thần thức không biết sao vô tình đi về nhà của mẹ ở Tân Dinh, bỗng nhìn thấy một con quỷ hung ác, tay cầm một sợi dây trói mẹ tôi lại, đang sắp lôi đi; tôi lập tức níu mẹ tôi lại không buông, lớn tiếng la to “A Di Đà Phật đến cứu mẹ con!”. Vừa cố sức kêu A Di Đà Phật vừa mở dây ra, con ác quỷ đó không biết bỏ đi lúc nào, không thấy nữa.
Sáng sớm thức dậy, Anh Mãn đem cảnh giới không lành trong mộng nói cho chồng cô biết, nếu như không phải Thánh hiệu “A Di Đà Phật” có sức oai thần như thế, thì mẹ chắc không cứu trở lại được. Mặc dù đã nói như thế, nhưng trong lòng vẫn không yên, nói chung cảm thấy không yên tâm lắm. Đến hơn 10 giờ, lúc Anh Mãn đang vo gạo trong bếp, người áo xanh (áo của bưu điện) đưa đến một lá thư nhanh, bóc ra xem mới biết là mẹ đêm qua bỗng nhiên bị chứng xuất huyết não, hiện còn đang hôn mê. Anh Mãn tức thời sửa soạn đồ đạc để về Tân Dinh, ngồi trên xe tạm nén nỗi âu sầu, nhất tâm khẩn thiết niệm Thánh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Lúc xe đi ngang qua Chương Hóa, vô tình ngẩng đầu lên trên không thì thấy Tây phương Tam Thánh hiện trên hư không rất là sáng rỡ. Lúc đó Anh Mãn càng niệm mạnh hơn không buông lơi lục tự hồng danh một hơi nào hết, niệm mãi đến Tân Dinh xuống xe nhìn lại trên không thì không còn thấy nữa.
Anh Mãn về đến nhà thì thấy mẹ mình, miệng mắt đều méo lệch, bất tỉnh nhân sự. Tay trái, chân trái, nửa bên thân đã bị liệt. Cô liền ngồi bên mẹ niệm Phật mãi không ngớt. Đến ngày thứ ba bà mẹ tỉnh lại và nói chuyện lại được. Anh Mãn mỗi ngày đều cầu nước chú đại bi cho mẹ uống và bảo mẹ cũng niệm A Di Đà Phật. Đến ngày thứ bảy tính từ ngày Anh Mãn về, thì miệng mũi của mẹ đã dần dần hồi phục. Về sau mỗi tháng đều về thăm mẹ, mỗi lần về đều khích lệ mẹ niệm Phật, đồng thời dẫn mẹ đến chùa quy y Tam Bảo, gieo trồng căn lành.
Đến ngày 26 tháng 8 năm nay, bà cụ đã niệm Thánh hiệu được hai năm, cuối cùng ra đi an tường trong tiếng niệm Phật trợ niệm của Anh Mãn. Chuyện kể tới đây các vị liên hữu ai nấy đều khen Anh Mãn là người con hiếu, thần thức ở trong mộng còn biết niệm Phật đẩy lùi được quỷ, khiến mẹ khỏi rơi vào tam đồ; lại còn biết hướng dẫn cho bà biết thành kính niệm Phật, khi lâm chung trợ niệm cho vãng sanh Tây phương, thật là hy hữu ít có được. Tôi nói chỉ đáng tiếc là lúc cô ta ở trên xe niệm Phật, đi ngang qua Chương Hóa thấy được Tam Thánh thị hiện, không mang theo máy chụp hình! Nếu như chụp được tấm ảnh ấy, há không phải là thật chứng cho Phật, Bồ Tát đích xác có thật ư? Dùng để cảm hóa những chúng sanh cang cường khó hóa độ!