Nghi Thức Cầu Siêu Vong Linh

mình thường hay gặp rất nhiều những câu hỏi như là : ” Trong gia đình có người thân vừa mới qua đời ( chưa được vãng sanh ) làm sao để cầu siêu cho họ? Gia đình nên làm gì và không nên làm những gì? “

Trước tiên thì mình cũng xin thành thật chia buồn cùng bạn nhưng đã là con người thì ắt phải có sinh, lão, bệnh, tử… đó là điều tất yếu. Có sinh ly, có tử biệt… khi lâm vào hoàn cảnh này thì ai ai cũng đều bối rối, hoang mang, lo lắng… Chính vì thế việc trước tiên là mình mong bạn hãy giử bình tỉnh, chớ nên buồn rầu hay lo sợ, bất an, hoảng hốt…Và sau đây là những việc nên hay không nên làm.

Những việc không nên làm:
1:Đốt quá nhiều giấy tiền vàng mả
2:Cúng đồ mặn
3:Sát sanh để cúng
4:Than khóc với vong linh làm cho vong linh sanh tâm luyến ái,không muốn bỏ đi nên không được siêu thoát
5:Chi tiêu quá nhiều tiền cho việc ma chay ( tang lể ), nên tiết kiệm, để dành tiền làm công đức hồi hướng cho vong linh.

Những việc nên làm:
1:Làm một mâm cơm cúng cho vong linh
( mình đã có soạn sẳn bài Nghi Thức Cúng Vong )
2:Làm các việc thiện hồi hướng công đức cho vong linh như là phóng sanh, bố thí, in kinh ấn tống, (nhất là kinh Địa Tạng), tạc tượng Địa Tạng, đọc tụng kinh Địa Tạng…Cần nhất là ở lòng thành vì tâm thành tất linh.
3:Nên đứng trước bàn thờ hay phần mộ của vong linh,khuyên vong linh nên xả bỏ vạn duyên, niệm Phật mà cầu sanh Tây Phương,nếu không sẽ uổng mất…đây là việc rất hệ trọng.
4:Nên vì vong linh mà nhất tâm niệm Phật để nhờ Phật lực gia hộ,điều này VT nói là dựa theo kinh Địa Tạng, tiền thân của Ngài Địa Tạng, sau khi đã bán nhà cửa để làm công đức, hồi hướng cho mẹ xong thì Ngài theo lời Phật dạy, trở về nhà ngồi nhất tâm niệm Phật để nhờ Phật lực gia hộ, bạn nên tìm kinh Địa Tạng đọc để được thông suốt hơn trong việc này. Khi xưa tiền thân của Ngài Địa Tạng niệm Nam Mô Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, còn thời nay chúng ta nên niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
5:Có thể tham khảo thêm ở bài viết này Vãng Sanh Sau 49 Ngày Đã Mất và tìm cách giúp vong linh được vãng sanh thì mình cũng được một công đức rất lớn.

Muốn cho người quá cố sớm được siêu thoát thì phải xem lúc sanh tiền người ấy làm những tội gì thì mình sẽ thay thế mà gở lại ví dụ như người quá cố đã sát sanh quá nhiều thì mình nên đi phóng sanh, trộm cắp thì bố thí…cũng giống như khi xưa thân mẩu của Ngài Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề vì tham lam bỏn xẻn và căm thù oán ghét nên đã làm bánh nhân thịt chó mà cúng dường cho quý chư Tăng, sau khi chết bị đọa làm Ngạ Quỷ, Ngài Mục Kiền Liên y theo lời Phật dạy đợi đến rằm tháng 7,( mười phương Tăng đều dự lể này ), cúng dường khắp mười phương Tăng. Mẹ của Ngài sớm được siêu thoát là do công đức hồi hướng, sự chú nguyện của chư Tăng và nhất là tâm của bà bây giờ đã hoan hỉ với việc làm ấy chứ không còn ghanh ghét như trước đây ( tội tùng tâm khởi tùng tâm sám ).

Bằng như không biết người mất đã phạm tội gì thì mình xem có việc thiện nào làm được thì cứ làm như là ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, phóng sanh, bố thí, in kinh ấn tống…rồi hồi hướng cho người quá cố. Tùy vào khả năng, nếu tài chánh eo hẹp thì chỉ cần tụng kinh ( kinh nào cũng tốt nhưng đa số quý thầy khuyên trường hợp cầu siêu thì nên tụng kinh Địa Tạng ) niệm Phật ( việc niệm Phật là quan trọng nhất, không thể thiếu ) rồi hồi hướng cho người mất là được rồi. Điều quan trong nhất chính là tấm lòng chân thành ( tâm thành tất linh ).

Có người chỉ tụng kinh niệm Phật với lòng chân thành của một người con, nhờ vào sự gia hộ của chư Phật mà cha mẹ được siêu sanh về cõi trời ngay, cũng có người đã làm rất nhiều nghi lể linh đình nhưng cha mẹ vẫn chưa được siêu thoát. Tại sao lại như thế? Là bởi vì còn tùy theo tội nghiệp của người quá cố nặng hay nhẹ cũng như phần công đức hồi hướng của người cầu siêu nhiều hay ít mà có sự nhanh chậm khác nhau.

Theo lý mà nói thì việc cầu siêu tức là mình lo tạo ra phước, rồi dùng cái phước ấy mang cho người bị mang tội, nếu phước trừ tội còn dư thì sẽ sanh về cõi trời hoặc cõi người hưởng sự giàu sang, phú quý ( tùy theo phước nhiều hay ít ). Bằng ngược lại phước ít, tội nhiều thì không thể siêu ngay được phải chờ hồi hướng thêm vậy.

Theo sự mà nói thì cũng giống như người ở dương gian làm chuyện phạm pháp, bị cảnh sát bắt ở tù, sau đó người nhà dùng tiền để bảo lảnh ra. Nhưng đối với luật âm ty địa phủ thì Diêm Vương sẽ không nhận giấy tiền vàng mả mà chỉ chấp nhận phần công đức phước báo do con cháu đã làm rồi hồi hướng, gọi là lấy công chuột tội vậy.

Còn trên phương diện tâm linh, duy thức thì lẻ ra người quá cố đã làm các việc ác thì sẽ tự chiêu cảm lấy quả báo ác nhưng khi người cầu siêu đã làm các việc thiện lành hồi hướng đến thì người quá cố sẽ sanh tâm hoan hỉ với việc thiện lành ấy và khởi tâm sám hối với những việc ác đã tạo nhờ thế mà được siêu thoát. ( Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám ).

Riêng đối với người tu Tịnh Độ thì :” Niệm một câu Phật, phước tăng vô kể, Lể một lể Phật, tội diệt hà sa ” , nhờ vào năng lực bất khả tư nghì của lục tự hồng danh cũng như sự cảm ứng, gia trì của chư Phật, Bồ Tát mà kẻ còn người mất đều được lợi lạc vậy.

Có thể tham khảo thêm ở hai bài viết sau:
Nhờ Con Cầu Siêu Cha Thoát Khỏi Địa Ngục Vãng Sanh Cực Lạc
Nhờ Con Thành Tâm Nên Mẹ Từ Địa Ngục Được Thả Về Niệm Phật Vãng Sanh

Nam Mô A Di Đà Phật

8 responses to this post.

  1. Posted by duy trường on Tháng Hai 19, 2014 at 6:02 sáng

    Thưa thầy:
    Con có chuyện này muốn hỏi thầy, xin thầy cho con và gia đình con biết với ạ.
    Ông nội con mất tính đến lúc con nhờ thầy bây giờ (19/2/2014)là đã được 47 ngày.
    Bác con.có nhờ một ông thầy cúng để cúng 49 ngày, theo lễ mà ông thầy cúng nói gia đình phải chuẩn bị thịt chó vàng( chó lông vàng) để hấp,rồi cúng và một con cá chép.
    Vậy con muốn hỏi thầy là như vậy có đúng không? Cúng vậy có tạo nghiệp trướng khiến ông nội con khó siêu thoát không ạ?
    Xin thầy cho con được biết?

  2. Posted by Thu nga on Tháng Ba 13, 2014 at 8:25 chiều

    Bạch thầy cn muốn hỏi thầy con trai con vừa sinh ra đc 6 ngày thì cháu mất, giờ cn cần làm những gì để tốt nhất cho cháu ạ?

  3. Posted by Nguyen khac tuan on Tháng Mười Hai 9, 2014 at 1:01 sáng

    Bạch Thầy,
    Con có cháu gọi bằng cậu, sinh năm 1993, mới ra trường lại vừa xin được việc làm chẳng may bị chết ở nơi làm việc là nhà máy đóng tàu. Cháu không chết tại nhà như vậy liệu linh hồn có được về nhà không a! Con nghe dân gian noi chết như vậy hay bị thần linh hay quan ở nơi đó giữ lại không về được nên cô con có đến đó thắp hương va xin nôm chư thần cho về như vậy có đúng không a! Nếu không kính mong thầy chỉ giúp để cháu được siêu thoat! Nam Mô A Di Đà Phật!

  4. A Di Đà Phật! Con chào thầy,

    Con sinh năm 1985, từ năm 2003 tức là năm con học lớp 10 con đã có ý nguyện xuất gia…

    Nhưng rồi học xong cấp 3 con vẫn chưa thực hiện được, sau đó con lại học tiếp dại học, ra trường con lại lập gia đình, giờ đã có 1 cháu hơn 2 tuổi. Thật lòng con đã rất hối hận sau khi lấy vợ, và giờ con rất muốn xuất gia. Cho con hỏi nếu con ly dị vợ con rồi xuất gia thì con có tội gì ko? Mong thầy cho con lời khuyên…
    Con tạ ơn thầy!

    • A Di Đà Phật – Xin chào bạn Hiệp,

      Mình trả lời hơi muộn vì cũng phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều như lời Phật dạy:” Khuyến khích một người đi xuất gia thì công đức rất lớn mà ngăn cản một người đi xuất gia thì cái tội cũng không nhỏ”.

      Như bạn cũng biết khi xưa Phật từ bỏ ngai vàng, điện ngọc cung son cùng với vợ đẹp con xinh…để đi xuất gia tầm đạo là vì muốn giải thoát sanh tử luân hồi cho tất cả chúng sanh. Trong số các đệ tử của Ngài thì cũng có rất nhiều những vị vương tôn công tử đã từng sống trong vinh hoa phú quý, cũng có vị từ bỏ vợ con để theo Phật xuất gia là vì muốn giải thoát sanh tử luân hồi. Phật đi xuất gia là đúng vì lúc đó chưa có đạo, chính Ngài là người đầu tiên đi tầm đạo. Đệ tử của Phật thời đó từ bỏ vợ con để theo Phật xuất gia thì cũng đúng là vì phải theo Phật thì mới nghe pháp được, có phải không?

      Còn thời nay Phật đã tìm ra đạo sẳn rồi, bạn khỏi cần phải đi tầm đạo nữa, cũng khỏi cần phải đi theo Phật nghe pháp nữa vì Phật đã nhập Niết Bàn. Thời nay người ta đi xuất gia cũng là vì mục đích giải thoát sanh tử luân hồi nhưng lại còn một ý nghĩa quan trọng nữa chính là hoằng dương Phật Pháp. Do vậy việc xuất gia mang một ý nghĩa rất là cao thượng và vĩ đại cho nên bạn liệu nhắm có đủ sức hay không?

      Ngoài ra thì nếu bạn là người độc thân thì mình cũng khuyến khích nhưng nếu bạn đã có vợ con rồi thì cần phải có trách nhiệm với vợ con. Theo mình nghĩ thì bạn không nên ly dị. Bởi vì nếu bạn bỏ vợ con mà đi xuất gia thì vợ và con của bạn sẽ không có ai chăm sóc, lúc đó vợ và con của bạn sẽ oán trách bạn nói riêng và Phật Pháp nói chung thì như vậy tức là bạn đã làm tổn thương đến vợ con của bạn rồi. Vợ và con của bạn cũng là chúng sanh vậy. Phật dạy:” Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Cho nên theo mình nghĩ thì bạn hãy nên nuôi con cái cho khôn lớn rồi sau này nếu như vợ con hoan hỉ cho bạn đi xuất gia thì lúc đó hãy tính sau.

      Bạn cũng chớ nên buồn vì không được xuất gia bởi vì xuất gia có 3 ý nghĩa:

      1. Xuất thế tục gia: tức là ly gia cắt ái, vào chùa xuống tóc làm tăng ni. Điều này nếu như bạn bị trở ngại vì chuyện vợ con thì hãy nên tạm gát lại.

      2. Xuất phiền não gia: tức là ra khỏi nhà phiền não bằng cách tu học để đoạn diệt tham sân si mạn nghi…giử cho tâm luôn thanh tịnh.

      3. Xuất tam giới gia: tức là ra khỏi nhà tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) cũng có nghĩa là thoát vòng sanh tử luân hồi bằng phương pháp niệm Phật cầu sanh Tây Phương là thích hợp nhất cho thời mạt pháp này.

      Như vậy thì trong 3 ý nghĩa này thì ý nghĩa thứ 2 và thứ 3 mới là quan trọng nhất mà hàng cư sĩ tại gia vẫn làm được. Nếu như bạn nghĩ rằng ngoài đời có quá nhiều phiền não, cần phải vào chùa để ẩn thân lánh nạn nơi chốn già lam thanh tịnh thì điều đó chưa chắc bởi vì Phiền não vốn từ tâm bạn mà sanh ra.

      Bạn cũng nên biết rằng vợ chồng là duyên, có thiện duyên có ác duyên, không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có trả nợ, có đòi nợ, không nợ sẽ không tìm.

      Nếu gặp thiện duyên, con cái đến để trả nợ thì là bạn chớ nên vì thế mà khởi tâm tham luyến. Còn nếu như bạn gặp ác duyên, con cái đến để đòi nợ thì chớ nên khởi tâm sân hận buồn tủi. Chính vì thế cho nên một vị thiền sư đã nói:” nhất tu thị, nhị tu sơn” hay “lìa đời mà tầm đạo ví như tìm lông rùa sừng thỏ”. Do vậy bạn phải ở ngoài dòng đời thì mới có thể gặp được hai thứ là cám dổ (những việc thuận chìu ý mình) và thử thách (những việc nghịch ý mình) để trắc nghiệm xem tâm bạn có còn tham sân si hay không?

      Nói tóm lại, theo mình nghĩ thì tạm thời bạn nên tu tại gia trước đi, đợi nuôi con cái khôn lớn rồi thì lúc đó nếu vợ con hoan hỉ cho bạn đi xuất gia thì lúc đó hãy tính sau. Nếu như suốt cả cuộc đời này mà bạn không được xuất gia làm hòa thượng thì cũng không sao, quan trọng là bạn được vãng sanh Tây Phương là tốt rồi. Bạn cũng nên biết rằng việc vãng sanh Tây Phương mới là việc chính, quan hệ trọng đại, có rất nhiều cư sĩ tại gia được vãng sanh từ xưa đến nay.

      Bạn nên tham khảo thêm phần trả lời của hai vị liên hữu là Tìm Lại Phật TánhTịnh Thái nhé. Nếu còn thắc mắc gì thì bạn hỏi bên trang http://www.duongvecoitinh.com nhé vì bên đó bài vở phong phú, có nhiều người đọc và trả lời mỗi ngày còn bên này chỉ như là cái tủ sách nhỏ hay cái “nhà kho” mà thôi.

      Nam Mô A Di Đà Phật

      • A Di Đà Phật! Cám ơn thầy đã dành chút thời gian đọc và chỉ dẫn cho con! Con sẽ suy nghĩ thật kỹ vấn đề này! Cám ơn thầy nhiều ạ!

Đã đóng bình luận.